Cuối tháng 7 âm lịch rồi. Dạo trời đất yên bình thì đã có thể ngồi một quán nào đó ở Sài Gòn “đón” cá linh non miền Tây mới lên còn tươi rói, trộn bông điên điển hay bông so đũa sôi ùng ục trong nồi lẩu.
Cuối tuần, đọc một bài báo biết lượt nước đầu mùa đã mang theo phù sa vào kinh Vĩnh Tế, đoạn ở H.Tịnh Biên (An Giang) đỏ ngầu, nhưng nước lũ cuộn chảy vẫn chưa về. Nghe nói còn cả tháng nữa mới đến mùa nước nổi. Năm nay lũ muộn, bà con miền Tây lại ngóng phù sa lên đồng, cá tôm theo con nước xuôi về theo dòng Mê Kông, tuôn vô Biển Hồ rồi đổ về đây.
Nhắn tin cho chú Bảy Đạt (anh em bạn bè thường kêu gọn là Bảy), một người chính gốc miệt Long An, lên Sài Gòn lập nghiệp mà vẫn trắm tríu sông nước quê nhà. Vài năm trước, Bảy cũng kịp lên liếp mảnh đất ven sông Vàm Cỏ giáp mí Tân An lập vườn, trồng dừa nuôi cá. Tôi gửi tin nhắn: “Chờ thêm tháng nữa hết dịch về miền Tây ăn cá linh non nè”. Từ một căn hộ trong khu chung cư bên kia cầu Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM), Bảy dường như xúc động, bấm câu trả lời: “Anh nhắc nghe thèm quá. Giờ đủ thứ ước ao”.
Chuyện trò với Bảy, là để thấm nhớ cái tình chú ấy gửi gắm vào trong kỷ niệm những chiều nao anh em đi nhậu, cái sự quan tâm săn sóc nồi lẩu cá linh non của Bảy khi đứng lên chế biến tại bàn, làm ai cũng… sốt ruột. Mà quả thật, kêu ra đủ thứ cá, rau, gia vị rồi rất thành thạo, thứ tự bỏ gì vô trước gì vô sau, làm sao nồi lẩu vừa ngọt, vừa chua mà đằm cái vị dân dã, dân gốc ruộng như Bảy là rành nhất. Xong xuôi, Bảy ngồi xuống trịnh trọng: "Được rồi, mời anh em!".
Ăn nóng mới ngon, Bảy nhắc. Tuần tự gắp và múc cho mỗi người một chén để… đưa bia nếu trời nắng, đưa… cay nếu trời mưa. Cái vị phong thổ miền Tây lúc ấy mới thấy, cứ theo từng gắp đũa mà chứng minh. Không nói thêm gì nữa!
Mỗi khi vô quán H.N ở Q.3, Bảy thường hay hỏi: "Có cá linh non không?". Cô phục vụ cười tươi, là y như rằng biết có. Là vì cũng là dân đâu ở miệt Phụng Hiệp nên rành lắm. Còn khi cô lắc đầu nhè nhẹ, coi như bữa ấy Bảy hết trổ tài. Nếu có, thì cổ đem ra một xoong nhỏ, cá cỡ đầu mút ngón tay út. Bông điên điển vàng ươm, dọc bông súng tím, bông so đũa nửa xanh ngút nửa trắng ngần, không quên mấy chén nước mắm ớt, chén đường cát nho nhỏ. Vậy là êm êm một bữa… tạc thù!
Mà hôm ấy, dù đang mùa mà không có cá linh non, y như rằng nghe Bảy thở dài… cái sượt. Thèm mà!
|
Nhắn tin cho chú Bảy Đạt (anh em bạn bè thường kêu gọn là Bảy), một người chính gốc miệt Long An, lên Sài Gòn lập nghiệp mà vẫn trắm tríu sông nước quê nhà. Vài năm trước, Bảy cũng kịp lên liếp mảnh đất ven sông Vàm Cỏ giáp mí Tân An lập vườn, trồng dừa nuôi cá. Tôi gửi tin nhắn: “Chờ thêm tháng nữa hết dịch về miền Tây ăn cá linh non nè”. Từ một căn hộ trong khu chung cư bên kia cầu Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM), Bảy dường như xúc động, bấm câu trả lời: “Anh nhắc nghe thèm quá. Giờ đủ thứ ước ao”.
Chuyện trò với Bảy, là để thấm nhớ cái tình chú ấy gửi gắm vào trong kỷ niệm những chiều nao anh em đi nhậu, cái sự quan tâm săn sóc nồi lẩu cá linh non của Bảy khi đứng lên chế biến tại bàn, làm ai cũng… sốt ruột. Mà quả thật, kêu ra đủ thứ cá, rau, gia vị rồi rất thành thạo, thứ tự bỏ gì vô trước gì vô sau, làm sao nồi lẩu vừa ngọt, vừa chua mà đằm cái vị dân dã, dân gốc ruộng như Bảy là rành nhất. Xong xuôi, Bảy ngồi xuống trịnh trọng: "Được rồi, mời anh em!".
Ăn nóng mới ngon, Bảy nhắc. Tuần tự gắp và múc cho mỗi người một chén để… đưa bia nếu trời nắng, đưa… cay nếu trời mưa. Cái vị phong thổ miền Tây lúc ấy mới thấy, cứ theo từng gắp đũa mà chứng minh. Không nói thêm gì nữa!
Mỗi khi vô quán H.N ở Q.3, Bảy thường hay hỏi: "Có cá linh non không?". Cô phục vụ cười tươi, là y như rằng biết có. Là vì cũng là dân đâu ở miệt Phụng Hiệp nên rành lắm. Còn khi cô lắc đầu nhè nhẹ, coi như bữa ấy Bảy hết trổ tài. Nếu có, thì cổ đem ra một xoong nhỏ, cá cỡ đầu mút ngón tay út. Bông điên điển vàng ươm, dọc bông súng tím, bông so đũa nửa xanh ngút nửa trắng ngần, không quên mấy chén nước mắm ớt, chén đường cát nho nhỏ. Vậy là êm êm một bữa… tạc thù!
Mà hôm ấy, dù đang mùa mà không có cá linh non, y như rằng nghe Bảy thở dài… cái sượt. Thèm mà!