'Ghiền' mùi thơm của xăng liệu có gây hại gì cho sức khỏe

Quốc Sỹ

Administrator
USD
0$

Yếu tố tạo ra mùi thơm của xăng​

Ghien mui thom cua xang lieu co gay hai gi cho suc khoe - 3

Đối với các loại xăng đang bán ở thị trường Việt Nam như: E5, Ron 95, Ron 97,... Chúng đều là các hỗn hợp chứa vô số chất khác nhau có số lượng lên tới hơn 150 chất. Trong số đó Benzen là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất động cơ khi xuất hiện để tăng chỉ số Octan (tính chống kích nổ) cho xăng.

Không chỉ đơn thuần như vậy, Benzen còn giúp cho xăng có được mùi thơm khó cưỡng quyến rũ khứu giác của chúng ta. Với kết cấu là một hợp chất hydrocacbon ở dạng vòng, Benzen hoàn toàn có thể khiến cho những người hít xăng thường xuyên bị ghiền và cần phải điều trị... Thực tế sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Benzen không gây ra những phản ứng có hại cho sức khỏe.

Sở thích hít hà xăng và những phản ứng phụ của những đối tượng bị ghiền​

Ghien mui thom cua xang lieu co gay hai gi cho suc khoe - 4

Như mình đã phân trần phía trên, Benzen chính là thứ tạo nên mùi thơm của xăng và thực tế Benzen hoàn toàn có thể tạo ra những tác động xấu lên trên cơ thể chúng ta.

Tùy theo sức đề kháng của mỗi người, việc hít hà Benzen trong xăng có thể gây ra những triệu chứng như: chóng mặt, nhức đầu, bất tỉnh nhân sự,... Sau khi cảm giác thích thú và hưng phấn trôi qua. Hít xăng cũng đồng nghĩa với việc đưa các chất có trong xăng vào cơ thể qua đường hô hấp và nguy cơ cao sẽ dẫn tới bệnh bạch cầu nếu thường xuyên tiếp xúc với xăng.

Nếu xăng vào cơ thể qua đường miệng, phải cần có cách sơ cứu chuyên môn​

Ghien mui thom cua xang lieu co gay hai gi cho suc khoe - 5

Vài giọt xăng nhỏ tràn vào dạ dày sẽ không gây nguy hiểm quá nhiều, nhưng nếu xăng vào liều lượng lớn hơn qua đường miệng và bắt đầu ói thì cần phải giúp nạn nhân cúi về phía trước để tránh tiếp tục hít phải xăng và đưa nước súc miệng để họ sử dụng. Lúc không còn nôn thì uống nước hoa quả và nước ép để điều hòa, nhưng khi nạn nhân bất tỉnh cần ngay lập tức gọi dịch vụ cấp cứu và đưa đến cơ sở gần nhất.

Lưu ý:
  • Không cho nạn nhân uống sữa nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì sữa có thể khiến cơ thể hấp thụ xăng nhanh hơn.
  • Không nên uống các loại nước có chất carbonate, vì chúng sẽ khiến nạn nhân ợ nhiều hơn.
  • Tránh các thức uống có cồn ít nhất trong 24 giờ.
 

QC

Bên trên