Chân chống nghiêng cũng như để chân sau của xe máy là những thứ được anh chị em sử dụng rất nhiều khi di chuyển bằng xe máy. Chắc hẳn không ít người đã từng bị chân chống nghiêng cũng như gác chân sau của xe khác gây ra những thương tích ở chân mình.
Nếu quên gạt chân chống, người điều khiển xe gắn máy có thể đứng trước nhiều nguy hiểm. Bởi vì khi đó, trong trường hợp xe đi qua các khúc cua, đường giao cắt, lên xuống dốc hay đường gập ghềnh, người ngồi trên xe rất dễ bị ngã xe, văng ra đường. Trong thực tế, nhiều vụ tai nạn nguy hiểm đã xảy ra vì tình huống giao thông này.
Theo NĐ 171 tại Điểm a Khoản 6, Điểm c Khoản 10, Điều 6 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm: “Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy”.
Còn với gác chân cho người ngồi sau trên xe máy, mình cũng thấy nó khá nguy hiểm cho người đi cạnh nếu như nó không được gạt nào. Với một số dòng xe có đồ gác chân sau lòi ra như 1 cái đồ gạt thì khá nguy hiểm. Dễ liên tưởng nhất là Honda LEAD sẽ là chiếc xe nguy hiểm nhất và hiện giờ cũng đang được lưu thông trên đường rất nhiều. Thân hình làm phình ra cùng với 2 gác chân sau bằng kim loại cỡ lớn nhìn trông như 2 lưỡi kiếm.
Chính vì thế khi tham gia giao thông chúng ta nên cẩn thận chú ý việc gạt chân chống/gác chân sau lên khi không chở người ngồi sau để an toàn cho mình và tránh rủi ro không cần thiết.
Hành động gạt để chân chống / gác chân sau lên chỉ là một hành động rất nhỏ, nhưng rất hy vọng mọi người chú ý chi tiết này để bảo đảm an toàn cho những người khác cùng lưu thông trên đường nhé.

Nếu quên gạt chân chống, người điều khiển xe gắn máy có thể đứng trước nhiều nguy hiểm. Bởi vì khi đó, trong trường hợp xe đi qua các khúc cua, đường giao cắt, lên xuống dốc hay đường gập ghềnh, người ngồi trên xe rất dễ bị ngã xe, văng ra đường. Trong thực tế, nhiều vụ tai nạn nguy hiểm đã xảy ra vì tình huống giao thông này.

Theo NĐ 171 tại Điểm a Khoản 6, Điểm c Khoản 10, Điều 6 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm: “Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy”.

Còn với gác chân cho người ngồi sau trên xe máy, mình cũng thấy nó khá nguy hiểm cho người đi cạnh nếu như nó không được gạt nào. Với một số dòng xe có đồ gác chân sau lòi ra như 1 cái đồ gạt thì khá nguy hiểm. Dễ liên tưởng nhất là Honda LEAD sẽ là chiếc xe nguy hiểm nhất và hiện giờ cũng đang được lưu thông trên đường rất nhiều. Thân hình làm phình ra cùng với 2 gác chân sau bằng kim loại cỡ lớn nhìn trông như 2 lưỡi kiếm.

Chính vì thế khi tham gia giao thông chúng ta nên cẩn thận chú ý việc gạt chân chống/gác chân sau lên khi không chở người ngồi sau để an toàn cho mình và tránh rủi ro không cần thiết.

Hành động gạt để chân chống / gác chân sau lên chỉ là một hành động rất nhỏ, nhưng rất hy vọng mọi người chú ý chi tiết này để bảo đảm an toàn cho những người khác cùng lưu thông trên đường nhé.