Chào cả nhà, hôm nay mình sẽ viết một bài về việc hướng dẫn cắm câu cá lóc cho những anh em mới chơi môn này theo dõi nha. Với những anh em kinh nghiệm rồi xin hãy bỏ qua, hoặc đọc và góp ý thêm cho những anh em sau học hỏi nhé!
Đầu tiên của việc cắm câu cá lóc sẽ phải là thời gian nào thì chúng ta cắm câu cá lóc hiệu quả ?
Về thời gian, giống như những bài, clip hướng dẫn cắm câu cá lóc trước đây của mình có đề cập thường là quanh năm. Nhưng con cá lóc hoạt động mạnh mẽ nhất thường vào mùa nước nổi, khoảng tầm tháng 7-8 âm lịch trở đi cho đến Tết luôn. Đây là thời gian cắm câu cá lóc hiệu quả nhất.
Với trung bình một anh em nếu đi cắm câu cá lóc trong thời gian này với 100 cần và nửa kg dế (thường tầm 75k). Một đêm nếu trúng cá anh em có thể kiếm tiền triệu, hoặc chí ít cũng 500-600k.
Mùa câu thì đã có rồi, thế thì thời gian nào trong một ngày con cá lóc thường ăn mạnh ?
Đó là khoảng thời gian chạng vạng và rạng đông, giống y như ông bà ta thường nói: nhất chạng vạn, nhì rạng đông. Trường hợp này cũng đúng với con cá lóc luôn.
Cụ thể khoảng thời gian con cá lóc ăn mạnh là tầm 6h chiều, 9h tối, 11h đêm, 3-4 giờ sáng. Các bạn cứ canh theo khoảng thời gian hướng dẫn cắm câu cá lóc này mà châm mồi bảo đảm các bạn sẽ gỡ cá mỏi tay.
Hướng dẫn cắm câu cá lóc, thời gian vàng là chạng vạng và rạng đông
Ngoài những khung giờ đẹp trên thì các bạn có thể cắm, châm mồi vào giờ nào cũng được tùy thích. Tùy mỗi vùng, địa hình mà con cá lóc nó sẽ ăn giờ sai lệch tí, cái này phải quan sát và rút kinh nghiệm dần.Đó là xong cơ bản về thời gian, tiếp theo trong phần hướng dẫn cắm câu cá lóc của mình sẽ là địa điểm nào là thích hợp ?
Nếu có điều kiện, các bạn nên nương theo đồng ruộng mà cắm, vì sao ? Vì đây là địa hình chắc chắn 100% có cá lóc. Địa hình trống trải, dễ đi. Bờ ruộng cũng nhỏ, nên cắm câu sẽ đỡ vất vả hơn các dạng địa hình khác. Nhất là những đám ruộng cắt xong rồi, cho nước vào tầm 1 vài tuần lễ. Các bạn mà cắm câu là chỉ có lụm cá thôi.Hướng dẫn cắm câu cá lóc, địa hình đồng ruộng, ao sen.. nên được ưu tiên
Địa hình ưu tiên thứ 2 có lẽ là các ao/hồ, mương rãnh, đầm phá... những nơi này mà để lâu không đụng tới coi, bảo đảm cá phải gọi bằng cụ. Vì con cá lóc nó phát triển rất nhanh, tầm 1 năm không đụng tới là câu cá lôi cần chạy lòng vòng chứ không dỡn. Dạng địa hình này ngày này không còn nhiều. Vì ít ai để ao không thời gian dài mà không tháo ao hay làm việc khác.Địa hình thứ 3 là dạng sông, suối. Đây là một dạng địa hình yêu cầu cần câu cắm cá lóc phải dài khoảng 1.2m. Vì địa hình này bờ lớn, cao. Ưu tiên cần dài cho nó dễ cắm.Với dạng địa hình sông suối cắm câu cá lóc thì ăn cá trê cũng nhiều. Và còn cái nữa là nước lên nước xuống rất nhanh, nên đi theo chỉnh mồi hơi bị phê.
Đó là 3 dạng địa hình cơ bản, còn loại nào các bạn bổ sung giúp mình nhen!
Thời gian rồi, địa điểm rồi, tiếp theo của phần hướng dẫn cắm câu cá lóc là mồi câu cá lóc ? Câu cá lóc bằng mồi gì cho hiệu quả ?
Con cá lóc nó thích mồi chạy, bất kể dạng địa hình gì, con cá lóc to hay nhỏ, giống nào đi nữa thì nó gặp mồi chạy là nó bụp, không cần nói nhiều. Vậy cho nên các bạn ưu tiên sử dụng mồi chạy cho mình nhen: nhái (bù tọt, nhái bén, nhái bầu...), dế, gián (gián đất), thằn lằn, cá rô con, cá bống dừa con, nòng nọc..Hướng dẫn cắm câu cá lóc, cá lóc không bao giờ từ chối mồi chạy hết
Còn mà nếu các bạn không tìm được (không thích mồi chạy) thì các bạn có thể sử dụng trùng (giun). Các bạn quấn 1 cục quanh lưỡi, xong thả lưỡi câu chìm tầm 1 tấc dưới mực nước để câu nha. Riêng trường hợp câu trùng các bạn sẽ thường xuyên dính các đồng chí khác như cá trê, rô, rô phi, lươn.. hơn là cá lóc.Đầu tiên là cần câu cắm cá lóc, nếu các bạn chỉ cần câu chơi 1-2 lần thì các bạn cứ chặt nhánh tre/ nhánh tầm vong mà tóm rồi câu. Trường hợp các bạn câu thường xuyên/thương mại thì các bạn nên sử dụng các dạng cần câu cắm cá lóc được vót bằng tre gai. Với ưu điểm bền, đẹp, cần có độ dẻo để dìu con cá khi cắn câu rất tốt. Một phần cá ít sẩy trong câu cắm cá lóc cũng là ở việc cần câu cắm của bạn có đủ dịu hay không. Nếu cần cứng quá, con cá khi cắn câu sẽ bị xóc, giãy mạnh là sẩy.
Lưỡi hộp, ưu điểm là rẻ, nhạy nhưng nhược điểm lớn nhất là sài vài lần rồi là bị sét, mà sét rồi có nước bỏ, tóm lại lưỡi khác rất mất thời gian. Không lẽ một mùa câu mà phải tóm lưỡi lại 2-3 lần vậy làm ăn gì nữa.
Một nhược điểm khác là tuy nhạy, nhưng do ngạnh lưỡi thấp, nhỏ, nên sẽ khó giữ được con cá lâu, dính lần quần một hồi là sẩy. Mà sẩy kiểu đó thì tức lắm phải không anh em.
là lưỡi chuyên dùng cắm câu, trong bài hướng dẫn câu cắm cá lóc nào mình viết cho anh em cũng đề cập tới loại này, vì sao ? Vì ai cắm câu chuyên cũng sài lưỡi ó, đơn giản vì nó bền, đẹp, không gỉ sét và quan trọng nhất là con cá dính rồi rất khó sẩy, vì gọng lưỡi ó rất cong, nó quặp vào hàm cá rất nhiều muốn sẩy cũng không được. Lưỡi không gỉ sét, nên anh em không phải ám ảnh về việc sài vài ba tháng là phải thay lưỡi. Cũng như cá không sảy thường xuyên như lưỡi hộp.
Cần, lưỡi, dây đầy đủ rồi, nhưng khi đi cắm câu cá lóc các bạn cũng nên chuẩn bị cho mình thêm vài ba món phụ kiện để đêm hôm không lo thiếu thốn nha.
- Vợt cá, cái này là hữu ít lắm khi câu được cá tầm 1kg, lấy vợt bợ cho nó chắc cú, cá cỡ đó mà sẩy có môn bỏ về luôn.
- Giỏ đựng cá nhỏ đeo lúc đi thăm câu, thùng rộng cá lớn để rộng cá không chết và bị trầy bán cho có giá.Thùng đựng mồi câu, tất nhiêu rồi, mồi câu không thể bỏ bịch hoặc cầm khơi khơi
- Gậy dài tầm 1.2m dùng để dẹt cỏ, khoét lỗ câu
- Bật lửa, dao, nhang muỗi, quần áo dài tay, đồ ăn nước uống, tất tần tật đều phải đem khi đi câu đêm xa.