Hiện nay nhu cầu tốc độ ở anh em sử dụng mô tô PKL ngày càng nâng cao, việc cài đặt trang bị làm tăng hiệu suất điều khiển chiếc xe cũng rất quan trọng, với nhiều định dạng và giá thành khác nhau tùy thuộc thương hiệu. Và có nhiều anh em băn khoăn về việc nâng cấp trợ lực tay lái như thế nào cho phù hợp, hãy cùng thảo luận trong chủ đề hôm nay nhé
Trợ lực tay lái (Steering Damper hay Steering Stability) là một phụ kiện giúp ổn định tay lái trong nhiều trường hợp bất khả kháng như điều kiện đường xá không bằng phẳng, gây ra độ chập chờn, rung lắc cho tay lái, ngay cả khi ở tốc độ cao.
Ngoài ra còn giúp giảm triệu chứng mệt mỏi cho anh em khi đi đường dài.
Về đặc điểm chung của trợ lực tay lái là một cánh tay đòn dẫn động qua lại bằng áp suất dầu. Thông thường bộ trợ lực tay lái có thể điều chỉnh áp suất dầu theo mong muốn (tự động cân bằng, cân bằng điện tử, điều chỉnh chủ động thông qua nút vặn).
Điều này phụ thuộc vào thương hiệu, hình thức thiết kế và mức độ dầu. Một số hãng có thể điều chỉnh khoảng 10 cấp độ, một số hãng có thể điều chỉnh độ dầu rất tinh vi đến 30-40 cấp độ.
Trong một số mô hình trợ lực sẽ có một chức năng đặc biệt. Đó là khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng xảy ra, Van điều tiết được thiết kế đặc biệt để tự động tăng áp suất dầu (ví dụ như Hyperpro RSC) để triệt tiêu hiện tượng lắc cổ và ngăn ngừa các tình huống không lường trước.
Với sự đa dạng của thương hiệu trợ lực cũng như mẫu mã xe máy nói chung hiện nay, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại trợ lực đi kèm phụ kiện (pát gắn) cho từng dòng xe phổ thông nói chung và nhiều quốc gia với các thợ CNC lành nghề, đã tạo riêng cho từng mẫu xe kể cả PKN với độ chuẩn chỉnh rất cao.
Cuối cùng, có thể lắp đặt trợ lực ở nhiều khu vực khác nhau tùy thuộc vào kiểu dáng và cách bố trí của xe. Với khả năng lựa chọn nhiều điểm cài đặt, nó cho phép điều chỉnh dễ dàng khi lái xe. Ngoài ra, vị trí lắp trợ lực còn tùy thuộc vào góc nhìn của từng cá nhân về độ thẩm mỹ.
Hiện nay mô hình trợ lực trung tâm với kiểu dáng khối lập phương đang dần phổ biến, hầu hết chúng đi kèm với cơ cấu bánh răng hoặc lò xo bên trong. Đem lại cảm giác gọn gàng, trống trải cho tay lái hơn so với loại hình trụ phổ thông, ít gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như dàn áo của xe phải đục khoét nhiều khi lắp đặt.
Nhược điểm của trợ lực trung tâm đó chính là giá khá cao so với trợ lực hình trụ, tiếp theo là vị trí lắp đặt. Ở một số mẫu xe phải lắp dưới tay lái và làm thay đổi chiều cao tay lái nếu muốn sử dụng trợ lực trung tâm.
Hi vọng qua những chia sẻ hôm nay sẽ giúp anh em dễ hình dung và lựa chọn loại hình, thương hiệu trợ lực tay lái phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện của bản thân dành cho những chuyến đi vui vẻ và an toàn.
Trợ lực tay lái (Steering Damper hay Steering Stability) là một phụ kiện giúp ổn định tay lái trong nhiều trường hợp bất khả kháng như điều kiện đường xá không bằng phẳng, gây ra độ chập chờn, rung lắc cho tay lái, ngay cả khi ở tốc độ cao.
Ngoài ra còn giúp giảm triệu chứng mệt mỏi cho anh em khi đi đường dài.
Về đặc điểm chung của trợ lực tay lái là một cánh tay đòn dẫn động qua lại bằng áp suất dầu. Thông thường bộ trợ lực tay lái có thể điều chỉnh áp suất dầu theo mong muốn (tự động cân bằng, cân bằng điện tử, điều chỉnh chủ động thông qua nút vặn).
Điều này phụ thuộc vào thương hiệu, hình thức thiết kế và mức độ dầu. Một số hãng có thể điều chỉnh khoảng 10 cấp độ, một số hãng có thể điều chỉnh độ dầu rất tinh vi đến 30-40 cấp độ.
Trong một số mô hình trợ lực sẽ có một chức năng đặc biệt. Đó là khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng xảy ra, Van điều tiết được thiết kế đặc biệt để tự động tăng áp suất dầu (ví dụ như Hyperpro RSC) để triệt tiêu hiện tượng lắc cổ và ngăn ngừa các tình huống không lường trước.
Với sự đa dạng của thương hiệu trợ lực cũng như mẫu mã xe máy nói chung hiện nay, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại trợ lực đi kèm phụ kiện (pát gắn) cho từng dòng xe phổ thông nói chung và nhiều quốc gia với các thợ CNC lành nghề, đã tạo riêng cho từng mẫu xe kể cả PKN với độ chuẩn chỉnh rất cao.
Cuối cùng, có thể lắp đặt trợ lực ở nhiều khu vực khác nhau tùy thuộc vào kiểu dáng và cách bố trí của xe. Với khả năng lựa chọn nhiều điểm cài đặt, nó cho phép điều chỉnh dễ dàng khi lái xe. Ngoài ra, vị trí lắp trợ lực còn tùy thuộc vào góc nhìn của từng cá nhân về độ thẩm mỹ.
Hiện nay mô hình trợ lực trung tâm với kiểu dáng khối lập phương đang dần phổ biến, hầu hết chúng đi kèm với cơ cấu bánh răng hoặc lò xo bên trong. Đem lại cảm giác gọn gàng, trống trải cho tay lái hơn so với loại hình trụ phổ thông, ít gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như dàn áo của xe phải đục khoét nhiều khi lắp đặt.
Nhược điểm của trợ lực trung tâm đó chính là giá khá cao so với trợ lực hình trụ, tiếp theo là vị trí lắp đặt. Ở một số mẫu xe phải lắp dưới tay lái và làm thay đổi chiều cao tay lái nếu muốn sử dụng trợ lực trung tâm.
Hi vọng qua những chia sẻ hôm nay sẽ giúp anh em dễ hình dung và lựa chọn loại hình, thương hiệu trợ lực tay lái phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện của bản thân dành cho những chuyến đi vui vẻ và an toàn.