Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều lái xe bên tay phải (RHT). Trong khi một số quốc gia lại lái xe bên tay trái (LHT). Và dưới đây là nguyên nhân:
Sở dĩ, ngày xưa con người thường đi bên tay trái là vì hầu hết mọi người đều thuận tay phải. Vì khi chúng ta thuận tay phải, sẽ có thói quen mang hoặc đeo dụng cụ bên tay trái. Ví dụ như đeo súng bên trái thắt lưng để dễ dàng thao tác sử dụng, tương tự thói quen trèo lên ngựa bên trái con ngựa.
Nhiều đế chế trên thế giới đều đi theo cách này, đặc biệt là đế chế La Mã vĩ đại phần lớn thống trị Châu Âu. Vì vậy việc đi bên làng đường bên trái cuối cùng đã thành tiêu chuẩn cho đến nay. Nhưng cho đến thế kỉ 17-19, nhiều quốc gia Châu Âu bắt đầu chuyển sang làn đường bên phải (RHT) vì nhiều lí do khác nhau, điều đó khiến các lãnh thổ thuộc địa của các đế chế đó cũng thay đổi theo.
Cụ thể tắt đầu từ thế kỷ 19, xu hướng chung của thế giới là lưu thông phía tay phải, chỉ có người Anh vốn bảo thủ là kiên quyết không hòa nhập vào xu hướng này với một đạo luật ban hành năm 1773, chính thức bắt buộc việc lưu thông phía tay trái.
Các nước thuộc địa của Anh dĩ nhiên cũng phải tuân thủ theo quy định này đế chế này. Đó là lý do tại sao cho đến ngày nay, các nước Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hong Kong, Singapore và một số nước châu Phi (Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe và Nam Phi) vốn là thuộc địa cũ của Anh, vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái.
Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như Mỹ và Canada, nơi mà các cỗ xe kéo bằng nhiều động vật để di chuyển, bắt buộc người cầm lái phải sử dụng nhiều đòn roi hơn so với bên Châu Âu và dễ thấy rằng con người sử dụng đòn roi bên tay phải, đồng nghĩa với việc người cầm lái ngồi bên trái của đầu xe kéo để thuận tiện trong việc dùng roi. Và bắt buộc xe kéo phải đi bên làn phải để tránh va chạm với các phương tiện khác.
Một trường hợp khá thú vị là Nhật Bản, dù nước này không phải là thuộc địa của Anh nhưng ngay từ thời Mạc phủ Tokugawa (1603-1868), người dân nước này đã quen với lưu thông phía tay trái.
Bắt đầu từ năm 1872, người Anh trợ giúp kỹ thuật cho chính phủ Nhật trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt và tàu điện đầu tiên ở nước này. Do đó, các đoàn tàu hỏa và tàu điện đều đi ở phía trái theo kiểu Anh càng làm cho lối lưu thông này trở thành truyền thống, sau đó được chính thức hóa bởi một đạo luật ban hành vào năm 1924.
Trong khi Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng văn hóa giao thông của Anh Quốc vì cũng đã tiếp nhận hệ thống xe lửa từ Anh. Hiện nay, ở châu Á gồm có Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Macau, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan là vẫn lưu thông phía trái.
Đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, nước Pháp ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc xâm chiếm các nước ở châu Phi (Morocco, Tunisia, Algeria, Niger, Nigeria, Senegal, Gambia, Gabon, Cameroon…) và châu Á (Lào, Campuchia, Việt Nam), họ cũng áp dụng phương thức lưu thông bên phải cho các nước thuộc địa này. Đó là lí do vì sao Việt Nam sử dụng phương thức lái xe bên tay phải cho đến nay.
Sở dĩ, ngày xưa con người thường đi bên tay trái là vì hầu hết mọi người đều thuận tay phải. Vì khi chúng ta thuận tay phải, sẽ có thói quen mang hoặc đeo dụng cụ bên tay trái. Ví dụ như đeo súng bên trái thắt lưng để dễ dàng thao tác sử dụng, tương tự thói quen trèo lên ngựa bên trái con ngựa.
Nhiều đế chế trên thế giới đều đi theo cách này, đặc biệt là đế chế La Mã vĩ đại phần lớn thống trị Châu Âu. Vì vậy việc đi bên làng đường bên trái cuối cùng đã thành tiêu chuẩn cho đến nay. Nhưng cho đến thế kỉ 17-19, nhiều quốc gia Châu Âu bắt đầu chuyển sang làn đường bên phải (RHT) vì nhiều lí do khác nhau, điều đó khiến các lãnh thổ thuộc địa của các đế chế đó cũng thay đổi theo.
Cụ thể tắt đầu từ thế kỷ 19, xu hướng chung của thế giới là lưu thông phía tay phải, chỉ có người Anh vốn bảo thủ là kiên quyết không hòa nhập vào xu hướng này với một đạo luật ban hành năm 1773, chính thức bắt buộc việc lưu thông phía tay trái.
Các nước thuộc địa của Anh dĩ nhiên cũng phải tuân thủ theo quy định này đế chế này. Đó là lý do tại sao cho đến ngày nay, các nước Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hong Kong, Singapore và một số nước châu Phi (Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe và Nam Phi) vốn là thuộc địa cũ của Anh, vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái.
Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như Mỹ và Canada, nơi mà các cỗ xe kéo bằng nhiều động vật để di chuyển, bắt buộc người cầm lái phải sử dụng nhiều đòn roi hơn so với bên Châu Âu và dễ thấy rằng con người sử dụng đòn roi bên tay phải, đồng nghĩa với việc người cầm lái ngồi bên trái của đầu xe kéo để thuận tiện trong việc dùng roi. Và bắt buộc xe kéo phải đi bên làn phải để tránh va chạm với các phương tiện khác.
Một trường hợp khá thú vị là Nhật Bản, dù nước này không phải là thuộc địa của Anh nhưng ngay từ thời Mạc phủ Tokugawa (1603-1868), người dân nước này đã quen với lưu thông phía tay trái.
Bắt đầu từ năm 1872, người Anh trợ giúp kỹ thuật cho chính phủ Nhật trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt và tàu điện đầu tiên ở nước này. Do đó, các đoàn tàu hỏa và tàu điện đều đi ở phía trái theo kiểu Anh càng làm cho lối lưu thông này trở thành truyền thống, sau đó được chính thức hóa bởi một đạo luật ban hành vào năm 1924.
Trong khi Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng văn hóa giao thông của Anh Quốc vì cũng đã tiếp nhận hệ thống xe lửa từ Anh. Hiện nay, ở châu Á gồm có Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Macau, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan là vẫn lưu thông phía trái.
Đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, nước Pháp ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc xâm chiếm các nước ở châu Phi (Morocco, Tunisia, Algeria, Niger, Nigeria, Senegal, Gambia, Gabon, Cameroon…) và châu Á (Lào, Campuchia, Việt Nam), họ cũng áp dụng phương thức lưu thông bên phải cho các nước thuộc địa này. Đó là lí do vì sao Việt Nam sử dụng phương thức lái xe bên tay phải cho đến nay.