Giá đề xuất của hãng xe đề ra luôn là một thông tin hàng đầu được người tiêu dùng tham khảo trước khi có ý định mua sắm xe máy. Tuy nhiên, khi tới tận đại lý để dò hỏi thì phần đông mọi người đều không khỏi trầm trồ về mức giá bán thực tế của mẫu xe 'trong mơ' và có thể nó sẽ khác xa hoàn toàn so với giá đề xuất
Trên thực tế, mức giá bán ngoài đại lý của xe máy sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Danh tiếng của hãng xe, sức hút của mẫu xe ấy, chiến dịch quảng bá và ưu đãi trực tiếp từ hãng xe,...
Trong đó yếu tố quan trọng nhất phải kế tới mật độ CUNG - CẦU từ hãng xe và người tiêu dùng, yếu tố cốt lõi quyết định giá bán thực tế của xe máy.
Mật độ CUNG - CẦU hoàn toàn có thể bị thay đổi bởi thời gian, chẳng hạn như nếu một mẫu xe ngoài đại lý được quá nhiều người tìm mua nhưng rơi vào thời điểm hiếm hàng. Thì chắc chắn bạn sẽ phải bỏ ra số tiền nhiều hơn bình thường để sở hữu mẫu xe này.
Do nhu CẦU của người tiêu dùng thời điểm ấy quá cao, nhưng nguồn CUNG từ hãng xe cung cấp cho đại lý lại không thể đáp ứng nổi nên mới dẫn đến mức giá thực tế đắt đỏ.
Ở trên thị trường xe máy Việt, không ít mẫu xe có giá bán đại lý ngang bằng giá đề xuất hoặc thấp hơn cả giá đề xuất. Bởi vì nhu CẦU của người tiêu dùng dành cho các mẫu xe này không cao, cộng với việc nguồn CUNG luôn luôn đầy đủ người mua mới có thể hưởng được giá tốt.
Trong trường hợp một mẫu xe cần chạy đua doanh số, hãng xe có thể đưa ra những chương trình ưu đãi nhằm trực tiếp hạ giá bán như: Tặng chi phí đăng ký biển số, tặng tiền mặt khi mua xe,... Giống với hiện trạng của mẫu xe Winner X thế hệ cũ vào năm 2021 và năm 2020. Giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận hơn, kích cầu thị trường.
Một mặt lợi ích khác từ nước đi này đó chính là mẫu xe ấy có thể tăng được sức cạnh tranh đối với những đối thủ trong cùng phân khúc, chiếm lĩnh thị trường bằng mức giá bán thực tế 'thơm nức mũi'.
Khi một mẫu xe đang được phân phối chính hãng, sẽ có một số tin đồn có thể khiến doanh số tụt giảm nghiêm trọng. Tiêu biểu trong số các tin đồn ấy là mẫu xe đang bán sẽ được ra mắt phiên bản mới, khiến người tiêu dùng tò mò về phiên bản sắp ra mắt và đắn đo hơn trước quyết định liệu có nên mua mẫu xe này hay không.
Động thái liên tục giảm giá bán của các đại lý cũng là một biểu hiện cho thấy họ đang muốn tuồng hàng và đẩy số lượng để nhập khẩu phiên bản mới về.
Tuy nhiên, một bộ phận người tiêu dùng cũng nghĩ rằng vì phiên bản xe mới khi ra mắt sẽ có giá bán nhỉnh hơn phiên bản cũ nên sẽ tranh thủ mua lô hàng cuối cùng trên thị trường.
Hơn nữa còn có trường hợp nếu người tiêu dùng biết được kiểu dáng của mẫu xe mới ra mắt có phần không được ưa nhìn bằng mẫu cũ thì giá bán thực tế của phiên bản cũ cũng khó có thể tụt xuống. Bởi vì nó có thể được nhiều người yêu thích trở lại như tình trạng của Vario 150 và Vario 160.
Giá thực tế của xe máy sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ mật độ CUNG - CẦU
Trên thực tế, mức giá bán ngoài đại lý của xe máy sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Danh tiếng của hãng xe, sức hút của mẫu xe ấy, chiến dịch quảng bá và ưu đãi trực tiếp từ hãng xe,...
Trong đó yếu tố quan trọng nhất phải kế tới mật độ CUNG - CẦU từ hãng xe và người tiêu dùng, yếu tố cốt lõi quyết định giá bán thực tế của xe máy.
Mật độ CUNG - CẦU hoàn toàn có thể bị thay đổi bởi thời gian, chẳng hạn như nếu một mẫu xe ngoài đại lý được quá nhiều người tìm mua nhưng rơi vào thời điểm hiếm hàng. Thì chắc chắn bạn sẽ phải bỏ ra số tiền nhiều hơn bình thường để sở hữu mẫu xe này.
Do nhu CẦU của người tiêu dùng thời điểm ấy quá cao, nhưng nguồn CUNG từ hãng xe cung cấp cho đại lý lại không thể đáp ứng nổi nên mới dẫn đến mức giá thực tế đắt đỏ.
Ở trên thị trường xe máy Việt, không ít mẫu xe có giá bán đại lý ngang bằng giá đề xuất hoặc thấp hơn cả giá đề xuất. Bởi vì nhu CẦU của người tiêu dùng dành cho các mẫu xe này không cao, cộng với việc nguồn CUNG luôn luôn đầy đủ người mua mới có thể hưởng được giá tốt.
Giá bán thực tế được điều chỉnh để mẫu xe có thể chiếm được thị phần
Trong trường hợp một mẫu xe cần chạy đua doanh số, hãng xe có thể đưa ra những chương trình ưu đãi nhằm trực tiếp hạ giá bán như: Tặng chi phí đăng ký biển số, tặng tiền mặt khi mua xe,... Giống với hiện trạng của mẫu xe Winner X thế hệ cũ vào năm 2021 và năm 2020. Giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận hơn, kích cầu thị trường.
Một mặt lợi ích khác từ nước đi này đó chính là mẫu xe ấy có thể tăng được sức cạnh tranh đối với những đối thủ trong cùng phân khúc, chiếm lĩnh thị trường bằng mức giá bán thực tế 'thơm nức mũi'.
Ngoài ra, giá xe thực tế còn có thể bị ảnh hưởng bời các 'tin đồn'
Khi một mẫu xe đang được phân phối chính hãng, sẽ có một số tin đồn có thể khiến doanh số tụt giảm nghiêm trọng. Tiêu biểu trong số các tin đồn ấy là mẫu xe đang bán sẽ được ra mắt phiên bản mới, khiến người tiêu dùng tò mò về phiên bản sắp ra mắt và đắn đo hơn trước quyết định liệu có nên mua mẫu xe này hay không.
Động thái liên tục giảm giá bán của các đại lý cũng là một biểu hiện cho thấy họ đang muốn tuồng hàng và đẩy số lượng để nhập khẩu phiên bản mới về.
Tuy nhiên, một bộ phận người tiêu dùng cũng nghĩ rằng vì phiên bản xe mới khi ra mắt sẽ có giá bán nhỉnh hơn phiên bản cũ nên sẽ tranh thủ mua lô hàng cuối cùng trên thị trường.
Hơn nữa còn có trường hợp nếu người tiêu dùng biết được kiểu dáng của mẫu xe mới ra mắt có phần không được ưa nhìn bằng mẫu cũ thì giá bán thực tế của phiên bản cũ cũng khó có thể tụt xuống. Bởi vì nó có thể được nhiều người yêu thích trở lại như tình trạng của Vario 150 và Vario 160.