Như chúng ta đã biết, Đèn DRL này sẽ tự động bật lên khi xe di chuyển, phát ra ánh sáng trắng, vàng, hoặc hổ phách để giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận biết trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
Tùy thuộc vào các quy định hiện hành tại từng quốc gia, khu vực. Nhiều mẫu xe sẽ có cách nhận diện riêng tùy vào nhà sản xuất. Ngoài việc trang bị một bộ đèn chạy ban ngày DRL, vẫn có cách khác là dùng chùm đèn cốt chiếu sáng ở cự ly gần hoặc dùng đèn sương mù, hay cũng có thể mở đèn pha với cường độ thấp, hoặc liên tục bật tín hiệu đèn báo đổi hướng trước xe.
Nếu so sánh với các cách dùng chế độ pha, cốt, đèn sương mù hay đèn báo đổi hướng vừa nêu thì đèn chạy ban ngày DRL có chức năng tốt nhất vì nó được chế tạo chuyên biệt cho mục đích an toàn khi chạy ban ngày, giảm thiểu độ chói cho người chạy xe đối diện và nhiều tiện ích khác.
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới từ những năm 1970 có xu hướng kết luận rằng đèn chạy ban ngày DRL cải thiện mức độ an toàn. Một nghiên cứu năm 2008 của Cục an toàn giao thông xa lộ Mỹ đã phân tích tác động của đèn chạy ban ngày trong các tai nạn xe hơi xảy ra ở mặt trước và mặt bên và các va chạm giữa xe hơi với người đi bộ, người đi xe đạp và người đi xe máy. Kết quả phân tích cho thấy đèn chạy ban ngày, về mặt thống kê, không làm giảm tần số hoặc mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm, nhưng lại giảm tai nạn giữa xe tải nhẹ và xe van 5,7%.
Tương tự như tại thị trường Việt Nam hiện tại, một số mẫu xe của Yamaha và Honda tại Việt Nam cũng đã lắp đặt loại đèn DRL này như Yamaha Grande, Honda LEAD, Honda SH.
Một số mẫu xe khác như Honda Wave Alpha và Honda Vision mới lại đang sử dụng loại đèn AHO. Cả 2 loại đèn này chỉ cần khởi động xe là sáng.
Đèn chạy ban ngày loại AHO trên Honda Vision 2021.
Tuy nhiên, theo chia sẻ việc lựa chọn trang bị đèn nhận diện loại nào còn tuỳ thuộc vào dòng xe và đời xe, do ảnh hưởng đến giá thành xe. Bởi chi phí sản xuất đèn DRL thường cao hơn AHO do phải phát triển hệ thống điện và bóng tách rời nên giá xe thường cao hơn, thích hợp với những mẫu xe cao cấp hơn.
Đèn chạy ban ngày loại DRL trên Yamaha Grande.
Đèn DRL nhỏ có tác dụng nhận diện không cao khi đi ban ngày và thích hợp với điều kiện khi di chuyển xe lúc chập tối, trong khi đèn AHO có khả năng nhận diện cao hơn khi trời nắng, nhưng chủ xe cần lưu ý đưa công tắc đèn về chiếu gần (cos), khi đó, đèn hướng xuống dưới sẽ có khả năng nhận diện và không gây chói mắt.
Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý, đèn nhận diện ban ngày khá nhẹ, có tác dụng nhận diện phương tiện đối với người đi bộ, các phương tiện đi ngược chiều, khi sử dụng, không nên gạt sang đèn chiếu xa (pha) vào ban ngày vì ánh sáng mạnh có thể gây chói mắt, khó chịu.
Luật pháp các quốc gia cũng đều cho phép sử dụng đèn nhận diện ban ngày DRL. Ví dụ như Mỹ và châu Âu đã sử dụng cách đây 30 năm. Hay Malaysia cũng đã áp dụng từ năm 1992, Thái Lan năm 2005. Ấn Độ là thị trường xe máy lớn nhất cũng đã quy định sử dụng đèn nhận diện ban ngày vào năm 2017. Nhiều tài liệu tham khảo cũng chỉ ra việc áp dụng đèn nhận diện ban ngày giúp giảm 5% tai nạn giao thông, có nước giảm tới 30%.
Tùy thuộc vào các quy định hiện hành tại từng quốc gia, khu vực. Nhiều mẫu xe sẽ có cách nhận diện riêng tùy vào nhà sản xuất. Ngoài việc trang bị một bộ đèn chạy ban ngày DRL, vẫn có cách khác là dùng chùm đèn cốt chiếu sáng ở cự ly gần hoặc dùng đèn sương mù, hay cũng có thể mở đèn pha với cường độ thấp, hoặc liên tục bật tín hiệu đèn báo đổi hướng trước xe.
Nếu so sánh với các cách dùng chế độ pha, cốt, đèn sương mù hay đèn báo đổi hướng vừa nêu thì đèn chạy ban ngày DRL có chức năng tốt nhất vì nó được chế tạo chuyên biệt cho mục đích an toàn khi chạy ban ngày, giảm thiểu độ chói cho người chạy xe đối diện và nhiều tiện ích khác.
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới từ những năm 1970 có xu hướng kết luận rằng đèn chạy ban ngày DRL cải thiện mức độ an toàn. Một nghiên cứu năm 2008 của Cục an toàn giao thông xa lộ Mỹ đã phân tích tác động của đèn chạy ban ngày trong các tai nạn xe hơi xảy ra ở mặt trước và mặt bên và các va chạm giữa xe hơi với người đi bộ, người đi xe đạp và người đi xe máy. Kết quả phân tích cho thấy đèn chạy ban ngày, về mặt thống kê, không làm giảm tần số hoặc mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm, nhưng lại giảm tai nạn giữa xe tải nhẹ và xe van 5,7%.
Tương tự như tại thị trường Việt Nam hiện tại, một số mẫu xe của Yamaha và Honda tại Việt Nam cũng đã lắp đặt loại đèn DRL này như Yamaha Grande, Honda LEAD, Honda SH.
Một số mẫu xe khác như Honda Wave Alpha và Honda Vision mới lại đang sử dụng loại đèn AHO. Cả 2 loại đèn này chỉ cần khởi động xe là sáng.
Đèn chạy ban ngày loại AHO trên Honda Vision 2021.
Tuy nhiên, theo chia sẻ việc lựa chọn trang bị đèn nhận diện loại nào còn tuỳ thuộc vào dòng xe và đời xe, do ảnh hưởng đến giá thành xe. Bởi chi phí sản xuất đèn DRL thường cao hơn AHO do phải phát triển hệ thống điện và bóng tách rời nên giá xe thường cao hơn, thích hợp với những mẫu xe cao cấp hơn.
Đèn chạy ban ngày loại DRL trên Yamaha Grande.
Đèn DRL nhỏ có tác dụng nhận diện không cao khi đi ban ngày và thích hợp với điều kiện khi di chuyển xe lúc chập tối, trong khi đèn AHO có khả năng nhận diện cao hơn khi trời nắng, nhưng chủ xe cần lưu ý đưa công tắc đèn về chiếu gần (cos), khi đó, đèn hướng xuống dưới sẽ có khả năng nhận diện và không gây chói mắt.
Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý, đèn nhận diện ban ngày khá nhẹ, có tác dụng nhận diện phương tiện đối với người đi bộ, các phương tiện đi ngược chiều, khi sử dụng, không nên gạt sang đèn chiếu xa (pha) vào ban ngày vì ánh sáng mạnh có thể gây chói mắt, khó chịu.
Luật pháp các quốc gia cũng đều cho phép sử dụng đèn nhận diện ban ngày DRL. Ví dụ như Mỹ và châu Âu đã sử dụng cách đây 30 năm. Hay Malaysia cũng đã áp dụng từ năm 1992, Thái Lan năm 2005. Ấn Độ là thị trường xe máy lớn nhất cũng đã quy định sử dụng đèn nhận diện ban ngày vào năm 2017. Nhiều tài liệu tham khảo cũng chỉ ra việc áp dụng đèn nhận diện ban ngày giúp giảm 5% tai nạn giao thông, có nước giảm tới 30%.