Nếu vô tình anh em phát hiện lốp xe bị mòn 1 cách bất thường, cụ thể là mòn 1 bên dù đoạn đường đang đi bình thường không rẽ trái hoặc phải nhiều. Nhưng thực tế là khá nhiều trường hợp xảy ra và anh em không biết đâu mới là vấn đề? Lốp bị lỗi hay có điều gì đó lạ về bánh xe?
Trên thực tế, lốp xe máy mòn 1 bên với nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng do lỗi của chính lốp xe. Được biết lốp xe máy bị mòn sẽ không chỉ cản trở khả năng vận hành mà tất nhiên còn dễ gây nguy hiểm khi sử dụng và hóa ra có nhiều kiểu mòn lốp mà chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé:
Lốp mòn cả 2 bên
Nguyên nhân: lốp xe sử dụng áp suất lốp thấp (bị mềm hơi) khiến cấu tạo lốp không bám đường, thành lốp bị bè ra 2 bên và dẫn đến tình trạng bị mòn nhiều 2 bên hơn là trung tâm lốp như thông thường.
Giải pháp: Kiểm tra áp suất lốp theo khuyến cáo. Con số này thường được thể hiện bằng kg/cm3, PSI, KPa hay Bar và mỗi size vỏ sẽ có áp suất lốp khác nhau.
Thông thường các nhà sản xuất lốp dùng đơn vị đo là kPa để ghi lên lốp trong khi đó đồng hồ đo áp suất cơ bản thì dùng đơn vị kg/cm2 để đo áp suất lốp. Lúc này ta cần quy đổi từ kPa sang kg/cm2 để biết được áp suất cần thiết là bao nhiêu bằng cách nhân cho 0.0102.
Một đơn vị khác được sử dụng để đo áp suất lốp là PSI (1 Kg/cm2 =14,2 Psi). Một chiếc lốp xe máy phổ thông thường có áp suất vào khoảng 30 PSI. Áp suất thông thường của lốp xe là 2,1 bar, tương đương 30psi.
Áp suất lốp hàng ngày được khuyến nghị là 29 psi cho lốp trước và 33 psi cho lốp sau. Bạn vẫn có thể tăng hoặc giảm tới 2 psi tùy thuộc vào sự thoải mái của người lái.
Đừng quên kiểm tra áp suất lốp định kỳ ít nhất một lần một tuần vì không khí bên trong lốp sẽ thoát ra ngoài một chút qua quá trình sử dụng.
Lốp chỉ mòn ở tâm của lốp
Nguyên nhân: Lốp xe trong tình trạng bị ép bơm quá mức áp suất nên phần giữa bề mặt lốp bị nhô ra nhiều hơn so với 2 bên thành lốp. Vì vậy mặt giữa lốp sẽ chịu một lực ma sát nhiều hơn.
Giải pháp: Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để bạn biết chính xác áp suất của lốp, hạ áp suất lốp theo tiêu chuẩn khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Lốp bị mòn cả 2 bên (trái) và chỉ mòn ở tâm lốp (phải).
Lốp mòn ở một vị trí duy nhất
Nguyên nhân: lốp xe bị móp hoặc do cấu tạo lốp bị hỏng trong quá trình sử dụng.
Giải pháp: Kiểm tra tình trạng bánh và lốp xe, đặc biệt khi vừa sập ổ gà hoặc đi qua đoạn đường hư hỏng nặng ở tốc độ cao.
Lốp chỉ mòn 1 bên phải hoặc trái
Nguyên nhân: bạc đạn (ổ bi) bánh xe có thể đã bị lỏng hoặc giảm shock xuống cấp gây ra hiện tượng lệch hướng khi phanh xe, khiến lốp xe bị mòn 1 bên bất thường.
Giải pháp: Thường xuyên kiểm tra bạc đạn (ổ bi) bánh xe và tình trạng giảm shock của xe.
Hi vọng những gợi ý hôm nay có thể giúp anh em dễ dàng phán đoán tình trạng bất thường của lốp xe mình sử dụng hằng ngày và có những biện pháp khắc phục kịp thời để giữ an toàn khi tham gia giao thông.
Trên thực tế, lốp xe máy mòn 1 bên với nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng do lỗi của chính lốp xe. Được biết lốp xe máy bị mòn sẽ không chỉ cản trở khả năng vận hành mà tất nhiên còn dễ gây nguy hiểm khi sử dụng và hóa ra có nhiều kiểu mòn lốp mà chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé:
Lốp mòn cả 2 bên
Nguyên nhân: lốp xe sử dụng áp suất lốp thấp (bị mềm hơi) khiến cấu tạo lốp không bám đường, thành lốp bị bè ra 2 bên và dẫn đến tình trạng bị mòn nhiều 2 bên hơn là trung tâm lốp như thông thường.
Giải pháp: Kiểm tra áp suất lốp theo khuyến cáo. Con số này thường được thể hiện bằng kg/cm3, PSI, KPa hay Bar và mỗi size vỏ sẽ có áp suất lốp khác nhau.
Thông thường các nhà sản xuất lốp dùng đơn vị đo là kPa để ghi lên lốp trong khi đó đồng hồ đo áp suất cơ bản thì dùng đơn vị kg/cm2 để đo áp suất lốp. Lúc này ta cần quy đổi từ kPa sang kg/cm2 để biết được áp suất cần thiết là bao nhiêu bằng cách nhân cho 0.0102.
Một đơn vị khác được sử dụng để đo áp suất lốp là PSI (1 Kg/cm2 =14,2 Psi). Một chiếc lốp xe máy phổ thông thường có áp suất vào khoảng 30 PSI. Áp suất thông thường của lốp xe là 2,1 bar, tương đương 30psi.
Áp suất lốp hàng ngày được khuyến nghị là 29 psi cho lốp trước và 33 psi cho lốp sau. Bạn vẫn có thể tăng hoặc giảm tới 2 psi tùy thuộc vào sự thoải mái của người lái.
Đừng quên kiểm tra áp suất lốp định kỳ ít nhất một lần một tuần vì không khí bên trong lốp sẽ thoát ra ngoài một chút qua quá trình sử dụng.
Lốp chỉ mòn ở tâm của lốp
Nguyên nhân: Lốp xe trong tình trạng bị ép bơm quá mức áp suất nên phần giữa bề mặt lốp bị nhô ra nhiều hơn so với 2 bên thành lốp. Vì vậy mặt giữa lốp sẽ chịu một lực ma sát nhiều hơn.
Giải pháp: Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để bạn biết chính xác áp suất của lốp, hạ áp suất lốp theo tiêu chuẩn khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Lốp bị mòn cả 2 bên (trái) và chỉ mòn ở tâm lốp (phải).
Lốp mòn ở một vị trí duy nhất
Nguyên nhân: lốp xe bị móp hoặc do cấu tạo lốp bị hỏng trong quá trình sử dụng.
Giải pháp: Kiểm tra tình trạng bánh và lốp xe, đặc biệt khi vừa sập ổ gà hoặc đi qua đoạn đường hư hỏng nặng ở tốc độ cao.
Lốp chỉ mòn 1 bên phải hoặc trái
Nguyên nhân: bạc đạn (ổ bi) bánh xe có thể đã bị lỏng hoặc giảm shock xuống cấp gây ra hiện tượng lệch hướng khi phanh xe, khiến lốp xe bị mòn 1 bên bất thường.
Giải pháp: Thường xuyên kiểm tra bạc đạn (ổ bi) bánh xe và tình trạng giảm shock của xe.
Hi vọng những gợi ý hôm nay có thể giúp anh em dễ dàng phán đoán tình trạng bất thường của lốp xe mình sử dụng hằng ngày và có những biện pháp khắc phục kịp thời để giữ an toàn khi tham gia giao thông.