Trong số các bộ truyền động được ứng dụng lên chiếc xe gắn máy - bao gồm truyền động xích (sên), dây đai vô cấp (xe tay ga), đai răng, cốt láp... - thì bộ truyền xích có lẽ là loại phổ biến và thú vị nhất.
Tại sao thú vị? Vì đây là loại truyền động mà người dùng có thể can thiệp tỷ số truyền một cách cực kỳ dễ dàng.
Tỷ số truyền là gì?
Trước hết các bạn cần biết rằng, cấu tạo một chiếc xe từ cục máy dẫn ra bánh sau là hàng loạt các cơ cấu giảm tốc (giảm tốc độ vòng quay). Một động cơ xăng 150cc chẳng hạn, garanti đã là 1500 RPM (Revolutions Per Minute: vòng quay/phút), đỉnh công suất khoảng 9500 RPM. Thế nhưng khi xe bạn chạy 100km/h, với vỏ xe 120/70-17 thì bánh sau chỉ quay khoảng 887 RPM. Các cơ cấu giảm tốc như đã nói bên trên có nhiệm vụ biến 9500 RPM của cốt máy thành 887 RPM của bánh xe. Nếu các bạn thắc mắc tại sao phải thiết kế động cơ quay nhanh như vậy rồi lại phải mất công giảm xuống, thì hãy để lại bình luận, mình sẽ trả lời sau. Vì thực sự đây cũng là một câu hỏi cực kỳ thú vị.
Quay lại vấn đề. Các cơ cấu giảm tốc trên xe theo thứ tự từ cốt máy sẽ là: cặp nhông hú - hộp số - nhông sên dĩa. Đây mình tạm gọi 3 thằng trên là ba cấp. Vậy thì mỗi cấp sẽ giảm tốc một chút. Ví dụ cốt máy quay 9500 RPM, qua cấp 1 giảm còn 2800 RPM, qua cấp 2 giảm còn 2500 RPM, và cuối cùng qua cấp 3 giảm còn 887 RPM. Mỗi cấp như các bạn thấy, có mức độ giảm khác nhau, cái đó được gọi là Tỷ số truyền (TST).
Để tính TST, đơn giản chỉ cần lấy số to chia cho số nhỏ. Ví dụ 9500/2800=3,4 - vậy TST của cặp nhông hú là 3,4. TST của các cấp giảm tốc trên xe đã được nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng nhằm đáp ứng đại đa số nhu cầu sử dụng xe. Nhưng khi cách chạy xe của các bạn khác số đông, hoặc vì một vài lý do đặc biệt. Thì các bạn có thể nghĩ đến chuyện can thiệp vào các TST này.
- Các bạn muốn xe bốc hơn, đề-pa nhanh hơn: tăng TST
- Các bạn xuống bánh nhỏ, xe quá dư máy: giảm TST
- Các bạn lên mâm lớn, bánh bự làm xe nặng nề: tăng TST
- Các bạn độ công suất, xe quá mạnh đi phố khó kiềm: giảm TST
V.v và v.v...
Tuỳ nhu cầu và tình hình thực tế mà cân nhắc các điều chỉnh phù hợp. Vậy làm sao để thay đổi TST? Các bộ giảm tốc trên xe chủ yếu là bộ truyền bánh răng. Muốn thay đổi TST chúng ta sẽ phải thay đổi số răng của các cặp bánh răng tương ứng. Đối với nhông hú và hộp số, việc thay đổi số răng đòi hỏi phải chẻ máy. Thời gian, kinh phí, công sức khá nhiều. Việc tìm kiếm phụ tùng phù hợp cũng đầy khó khăn. Chưa kể vì lần làm lần khó, nên cũng đòi hỏi các tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Còn riêng NSD, nằm lộ thiên bên ngoài, nhông bán đầy, dĩa bán đầy, bao nhiêu răng cũng có. Bởi vậy mới nói đây là một bộ truyền vô cùng thú vị.
Sẵn đây mình xin đưa ra vài thông tin để các bạn tham khảo:
- Exciter 135: NSD zin là 14/38 (nhông 14 răng, dĩa 38 răng). Các bạn muốn tăng TST có thể lên 14/39.
- Exciter 150: Zin 14/42. Có thể lên 14/43, 14/44
- Fz150i: Zin 14/43. Có thể lên 14/44.
Ex150 và Fz150i xài nhông dĩa giống nhau.
- Winner: Zin 15/44. Có thể xuống 15/43 hoặc lên 15/45.
- Sonic: Zin 15/42. Có thể lên 15/43 hoặc 15/44.
Winner và Sonic xài nhông dĩa giống nhau.
- Raider Fi: Zin 14/38. Có thể lên 14/39.
- ...
Còn hằng hà sa số các loại xe khác, mình không thể biết hết được. Hy vọng được các bạn góp ý bổ sung.
Mình xin nhắc lại lần nữa. TST trên xe đã được nhà sản xuất tính toán rất kỹ lưỡng. Tuỳ nhu cầu và tình trạng thực tế mà chúng ta sẽ có cách điều chỉnh phù hợp chứ hoàn toàn không có một công thức chung nào cả.
Nhiều người nói: lên dĩa thì lấy đề, xuống dĩa thì lấy hậu. Đúng, nhưng đề thế nào, hậu thế nào cũng rất quan trọng. Xe bạn yếu xìu, thì càng xuống dĩa càng đuối chứ không thể nào hậu sâu hơn được. Chẳng hạn vậy.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Tại sao thú vị? Vì đây là loại truyền động mà người dùng có thể can thiệp tỷ số truyền một cách cực kỳ dễ dàng.
Tỷ số truyền là gì?
Trước hết các bạn cần biết rằng, cấu tạo một chiếc xe từ cục máy dẫn ra bánh sau là hàng loạt các cơ cấu giảm tốc (giảm tốc độ vòng quay). Một động cơ xăng 150cc chẳng hạn, garanti đã là 1500 RPM (Revolutions Per Minute: vòng quay/phút), đỉnh công suất khoảng 9500 RPM. Thế nhưng khi xe bạn chạy 100km/h, với vỏ xe 120/70-17 thì bánh sau chỉ quay khoảng 887 RPM. Các cơ cấu giảm tốc như đã nói bên trên có nhiệm vụ biến 9500 RPM của cốt máy thành 887 RPM của bánh xe. Nếu các bạn thắc mắc tại sao phải thiết kế động cơ quay nhanh như vậy rồi lại phải mất công giảm xuống, thì hãy để lại bình luận, mình sẽ trả lời sau. Vì thực sự đây cũng là một câu hỏi cực kỳ thú vị.
Quay lại vấn đề. Các cơ cấu giảm tốc trên xe theo thứ tự từ cốt máy sẽ là: cặp nhông hú - hộp số - nhông sên dĩa. Đây mình tạm gọi 3 thằng trên là ba cấp. Vậy thì mỗi cấp sẽ giảm tốc một chút. Ví dụ cốt máy quay 9500 RPM, qua cấp 1 giảm còn 2800 RPM, qua cấp 2 giảm còn 2500 RPM, và cuối cùng qua cấp 3 giảm còn 887 RPM. Mỗi cấp như các bạn thấy, có mức độ giảm khác nhau, cái đó được gọi là Tỷ số truyền (TST).
Để tính TST, đơn giản chỉ cần lấy số to chia cho số nhỏ. Ví dụ 9500/2800=3,4 - vậy TST của cặp nhông hú là 3,4. TST của các cấp giảm tốc trên xe đã được nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng nhằm đáp ứng đại đa số nhu cầu sử dụng xe. Nhưng khi cách chạy xe của các bạn khác số đông, hoặc vì một vài lý do đặc biệt. Thì các bạn có thể nghĩ đến chuyện can thiệp vào các TST này.
- Các bạn muốn xe bốc hơn, đề-pa nhanh hơn: tăng TST
- Các bạn xuống bánh nhỏ, xe quá dư máy: giảm TST
- Các bạn lên mâm lớn, bánh bự làm xe nặng nề: tăng TST
- Các bạn độ công suất, xe quá mạnh đi phố khó kiềm: giảm TST
V.v và v.v...
Tuỳ nhu cầu và tình hình thực tế mà cân nhắc các điều chỉnh phù hợp. Vậy làm sao để thay đổi TST? Các bộ giảm tốc trên xe chủ yếu là bộ truyền bánh răng. Muốn thay đổi TST chúng ta sẽ phải thay đổi số răng của các cặp bánh răng tương ứng. Đối với nhông hú và hộp số, việc thay đổi số răng đòi hỏi phải chẻ máy. Thời gian, kinh phí, công sức khá nhiều. Việc tìm kiếm phụ tùng phù hợp cũng đầy khó khăn. Chưa kể vì lần làm lần khó, nên cũng đòi hỏi các tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Còn riêng NSD, nằm lộ thiên bên ngoài, nhông bán đầy, dĩa bán đầy, bao nhiêu răng cũng có. Bởi vậy mới nói đây là một bộ truyền vô cùng thú vị.
Sẵn đây mình xin đưa ra vài thông tin để các bạn tham khảo:
- Exciter 135: NSD zin là 14/38 (nhông 14 răng, dĩa 38 răng). Các bạn muốn tăng TST có thể lên 14/39.
- Exciter 150: Zin 14/42. Có thể lên 14/43, 14/44
- Fz150i: Zin 14/43. Có thể lên 14/44.
Ex150 và Fz150i xài nhông dĩa giống nhau.
- Winner: Zin 15/44. Có thể xuống 15/43 hoặc lên 15/45.
- Sonic: Zin 15/42. Có thể lên 15/43 hoặc 15/44.
Winner và Sonic xài nhông dĩa giống nhau.
- Raider Fi: Zin 14/38. Có thể lên 14/39.
- ...
Còn hằng hà sa số các loại xe khác, mình không thể biết hết được. Hy vọng được các bạn góp ý bổ sung.
Mình xin nhắc lại lần nữa. TST trên xe đã được nhà sản xuất tính toán rất kỹ lưỡng. Tuỳ nhu cầu và tình trạng thực tế mà chúng ta sẽ có cách điều chỉnh phù hợp chứ hoàn toàn không có một công thức chung nào cả.
Nhiều người nói: lên dĩa thì lấy đề, xuống dĩa thì lấy hậu. Đúng, nhưng đề thế nào, hậu thế nào cũng rất quan trọng. Xe bạn yếu xìu, thì càng xuống dĩa càng đuối chứ không thể nào hậu sâu hơn được. Chẳng hạn vậy.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài.