Trước hết, mục đích chính của lỗ trống trên mặt đĩa phanh là "tác dụng tản nhiệt". Phanh đĩa hoạt động rất dễ sinh ra nhiệt lượng lớn, đặc biệt là khi phanh thường xuyên xuống dốc trên đường núi hoặc đạp phanh mạnh khi đang lái xe đường trường... sẽ khiến nhiệt độ quá cao và hiệu quả phanh giảm sút. Do đó, bằng cách tạo nhiều lỗ sẽ giúp khả năng tản nhiệt được cải thiện.
Tiếp theo là "giảm trọng lượng". Các đĩa phanh của xe máy thương mại hiện nay chủ yếu làm từ thép không gỉ và khá nặng. Hơn nữa, để tăng lực phanh, nhà sản xuất phải tăng đường kính với tác dụng làm tăng tốc độ ma sát, nếu tăng đường kính tăng thì kéo theo việc trọng lượng tăng lên đáng kể. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự suy giảm khả năng bám đường và khả năng nhanh nhẹn khi xử lý tình huống, vì vậy các lỗ trống trên mặt đĩa góp phần giảm trọng lượng của đĩa phanh.
Ngoài ra, các lỗ trên đĩa thắng còn loại bỏ bụi phanh sinh ra từ việc cọ sát giữa má phanh với kẹp phanh. Một điều nữa là trong điều kiện trời mưa, nếu đĩa phanh bị ướt sẽ kéo theo hệ số ma sát giảm đi khá nhiều, vì vậy lỗ trống trên đĩa phanh sẽ giúp loại bỏ phần nước dính trên đĩa, tạo điều kiện phanh tốt hơn trong thời tiết trời mưa.
Một điều nữa mà người có thể chưa biết đến là tác dụng “thông khí”. Mặc dù phụ thuộc vào vật liệu và phương pháp sản xuất, nhưng khi nhiệt độ của má phanh trở nên cao, thành phần nhựa có trong vật liệu tạo má phanh bị ma sát sẽ hóa hơi và sinh ra khí. Khí này tạo thành một màng giữa đĩa và má phanh, làm giảm hiệu quả phanh. Tuy nhiên, nếu có lỗ trên đĩa phanh, khí sẽ thoát ra ngoài và nó sẽ không tạo thành màng bám này, giúp cân bằng hiệu quả phanh.
Tiếp theo là "giảm trọng lượng". Các đĩa phanh của xe máy thương mại hiện nay chủ yếu làm từ thép không gỉ và khá nặng. Hơn nữa, để tăng lực phanh, nhà sản xuất phải tăng đường kính với tác dụng làm tăng tốc độ ma sát, nếu tăng đường kính tăng thì kéo theo việc trọng lượng tăng lên đáng kể. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự suy giảm khả năng bám đường và khả năng nhanh nhẹn khi xử lý tình huống, vì vậy các lỗ trống trên mặt đĩa góp phần giảm trọng lượng của đĩa phanh.
Ngoài ra, các lỗ trên đĩa thắng còn loại bỏ bụi phanh sinh ra từ việc cọ sát giữa má phanh với kẹp phanh. Một điều nữa là trong điều kiện trời mưa, nếu đĩa phanh bị ướt sẽ kéo theo hệ số ma sát giảm đi khá nhiều, vì vậy lỗ trống trên đĩa phanh sẽ giúp loại bỏ phần nước dính trên đĩa, tạo điều kiện phanh tốt hơn trong thời tiết trời mưa.
Một điều nữa mà người có thể chưa biết đến là tác dụng “thông khí”. Mặc dù phụ thuộc vào vật liệu và phương pháp sản xuất, nhưng khi nhiệt độ của má phanh trở nên cao, thành phần nhựa có trong vật liệu tạo má phanh bị ma sát sẽ hóa hơi và sinh ra khí. Khí này tạo thành một màng giữa đĩa và má phanh, làm giảm hiệu quả phanh. Tuy nhiên, nếu có lỗ trên đĩa phanh, khí sẽ thoát ra ngoài và nó sẽ không tạo thành màng bám này, giúp cân bằng hiệu quả phanh.