CÁCH LÀM MỒI CÂU CÁ CHẼM CỰC NHẠY CÓ 102

Quốc Sỹ

Administrator
USD
0$

Một số điểm cần biết khi đi câu cá chẽm​

Đặc điểm hình thái của cá chẽm​

Cá chẽm là loài cá nước ngọt phân bố khá rộng từ vùng cận nhiệt đến vùng nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cá có đặc tính di cư xuôi dòng, khi thành thục cá sẽ di cư ra ven biển độ mặn thích hợp hay cửa sông để sinh sản. Trứng sau nở sẽ đưa vào ven bờ, cửa sống để lớn lên, cá con sẽ từ từ di cư vào chỗ nước ngọt sinh sống, phát triển đầy đủ kích cỡ.

Đặc điểm hình thái của cá chẽm


Còn có tên khoa học là seabass, cá chẽm hay cá vược sở hữu thân mình dẹp hai bên, thon dài xuống đuôi, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu cá khá nhọn, nhìn từ bên thì thấy phía trên lõm xuống một chút ở giữa, lưng hơi lồi. Miệng cá chẽm rộng, cấu tạo hơi so le, hàm trên dài tới phía sau hốc mắt. Cá vược có hàm răng dạng nhung đều, không xuất hiện răng nanh, nắp mang có thêm gai cứng.

Vây lưng cá bao gồm hai vi: vi trước có tới 7 hoặc 9 gai cứng, vi sau tăng một chút là 10 đến 11 tia mềm. Vi hậu môn ba gai cứng, vi đuôi hình quạt tròn. Vây bao phủ thêm dạng lược, kích thước không quá lớn, đường bên lên tới 61 vẩy. Khi cá trong tình trạng khỏe, mặt lưng sẽ là màu nâu. Còn bụng và mặt bên bạc sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường: nước biển sẽ là màu bạc, nước ngọt sẽ là nâu vàng. Giai đoạn trưởng thành cá có màu vàng nhạt hoặc xanh lục ở lưng, vàng bạc ở bụng.

Đặc điểm hình thái của cá chẽm


Cách phân biệt cá đực và cá cái:

  • Mõm cả đực hơi cong, mõm cá chẽm cái thì lại thằng
  • Thân cá đực vừa thon vừa dài hơn so với cá chẽm cái
  • Nếu cùng độ tuổi thì cá cái sẽ có kích thước lớn hơn so với cá chẽm đực
  • Trong mùa sinh sản, vảy gần lỗ huyệt của cá vược cái sẽ mỏng hơn cá đực
  • Bụng của cá chẽm cái sẽ lớn hơn cá đực mùa sinh sản bởi chúng còn có tác dụng đựng trứng

Mồi yêu thích của cá chẽm​

Cá vược hay còn có tên gọi khác là cá chẽm, là loài cá hung dữ và ăn rất mạnh mẽ. Cách bắt mồi của cá vược cũng khá dữ tợn và đủ khả năng bắt được những con mồi có kích thước tương đương cơ thể chúng. Chính vì vậy đặc điểm cá chẽm đó là thích mồi di động và thích mồi sống:

  • Các loài phiêu sinh thực vật: chiếm 20% (khi còn nhỏ)
  • Cá, tôm nhỏ: chiếm 80% (khi còn nhỏ)
  • Khi cá lớn thêm 20cm thì thức ăn hoàn toàn là động vật giáp xác chiếm 70% và cá nhỏ chiếm 30%
Nếu muốn chuyến đi câu cá vược đạt hiệu quả cao thì các cần thủ vẫn nên ưu tiên các loại mồi sống, làm từ nguyên liệu tự nhiên như: giun đất, cá, tôm. Mồi càng cử động nhanh, linh hoạt thì chúng lại càng bị kích thích. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tận dụng một số mồi câu giả như giả chuối, nhái.

Thời gian câu cá chẽm tốt nhất​

Giai đoạn những tháng cuối năm dần sang đồng thời cái nắng oi ả của mùa hè đã hoàn toàn chấm dứt nhường chỗ cho gió heo may se se lạnh báo hiệu mùa đông sắp bắt đầu chính là thời điểm mùa câu cá chẽm tốt nhất. Bạn nên chọn đi câu cá vược vào ngày râm mát, ít nắng, mát mẻ hoặc sau những cơn mưa lớn, hạn chế câu vào mùa hè.

  • Mùa hè: thời tiết mùa hè khiến cho nước hồ nóng vì vậy cá chẽm sẽ kiếm ăn ở tầng nước sâu hơn và mát mẻ hơn.
  • Mùa thu: nước hồ dần dịu mát hơn, cá vược đi kiếm ăn mạnh hơn để dự trữ cho mùa đông, thời điểm này hãy dùng trôi chậm lơ lửng.
  • Mùa đông: do thời tiết lạnh nên cá vược sẽ không ăn nhiều như thông thường nên câu cá mùa đông sẽ khó hơn.
  • Địa điểm thích hợp câu cá chẽm​

    Đây là giống cá dữ săn mồi nên vì thế địa điểm lý tưởng nhất cho chúng đi kiếm ăn là các bờ đá, khu vực nhiều cây cối xum xuê xung quanh giúp chúng ẩn nấp khi rình bắt con mồi trong tầm ngắm. Thực chất môi trường sống của cá chẽm rất phong phú, đa dạng, có thể là dòng suối nhỏ hoặc ngoài khơi xa, ở các kênh đào, ao hồ.

    Nên chọn lưỡi câu như thế nào cho cá chẽm​

    Vốn dĩ cá chẽm có kích thước khá to lớn, có trường hợp cá trưởng thành đạt mức trọng lượng tối đa lên tới 60kg tương đương một người phụ nữ. Vì vậy mà để câu được cá chẽm, các cần thủ cần trang bị cho những loại lưỡi câu vừa cứng vừa lớn, cho phép cá chẽm cắn câu gọn gàng nhưng không dễ dàng trốn thoát hay bị sứt ra.

    Thao tác móc mồi và quăng mồi câu cá chẽm​

    Cũng giống như cá lóc, cá chẽm khá tinh nhanh nên yêu cầu chúng ta phải giấu kỹ lưỡi câu đi để tránh cho cá nhìn thấy. Điều bạn cần làm lúc này là móc mồi câu sao cho mồi vừa bám chặt vào lưỡi vừa phủ kín toàn bộ lưỡi câu không lộ ra ngoài. Và để giúp hiệu quả câu cao hơn, chú ý quăng mồi câu xa để thu hút cá chẽm đớp mồi, sau đó dùng kỹ thuật rê mồi đến vị trí trú ẩn, làm nhẹ nhàng cho càng giống thật càng tốt. Tỉ lệ cá chẽm cắn câu sẽ tăng lên đáng kể.

    Nên chọn cần câu cá chẽm như thế nào?​

    Đối với cá chẽm bạn cần chọn cách câu rê vì chúng rất khỏe và tinh. Nếu đã chọn kiểu câu này thì bạn hãy tuyển thêm cho mình cần câu rê chiều dài khoảng 3m là thích hợp nhất. Cần 3m sẽ thuận tiện cho các thao tác kéo cá, rê cá. Một số gợi ý thông dụng cho cần thủ chưa có nhiều kinh nghiệm là cần câu thương hiệu Shimano, Pionner hay Daiwa.

    Cách làm mồi câu cá chẽm từ nguyên liệu tự nhiên​

    Bên cạnh kỹ thuật câu thì công thức cách làm mồi câu cá chẽm cũng rất quan trọng, được nhiều người quan tâm cho mỗi chuyến chinh phục loài cá ranh mãnh này. Dưới đây là một số gợi ý đơn giản làm mồi câu hỗ trợ bạn tóm được cá chẽm một cách nhanh gọn, dễ dàng.

    Cách làm mồi câu cá chẽm bằng tôm​

    Như đã nói ở trên, cá chẽm rất thích ăn mồi bằng tôm nên phương pháp này chắc chắn hiệu quả. Cách làm mồi câu cá chẽm từ tôm sống, tôm ương, tôm chết đều ổn nhưng hiệu quả đem lại sẽ vô cùng khác nhau. Vốn sông ở nước ngọt, tỉ lệ cho cá chẽm cắn câu cao sẽ phụ thuộc vào độ tươi của tôm, tôm vừa bắt lên càng tốt.

    Để tôm sống lâu thì có rất nhiều biện pháp hữu hiệu, bạn có thể dùng bình đựng đá uống bia để ướp lạnh tôm. Bảo quản tôm trong thùng cooler thì trước tiên cho vào một lớp đá khoảng 15cm, sau đó cho lớp giấy báo cũ ướt lên bề mặt. Rải mỏng một lớp rau đắng rồi đặt tôm sống đã mua lên trên cùng, đi câu địa điểm xa thì tăng độ dày của rau đắng. Nếu câu nơi gần thì đựng tôm trong giỏ đen tre, đến địa điểm câu thì ngâm tôm xuống nước mát.

    Cách làm mồi câu cá chẽm bằng cá đối​

    Kích thước của cá đối chỉ nhỏ bằng hai ngón tay nhưng lại là con mồi yêu thích nhất của cá chẽm. Có lẽ là do thịt cá đối vừa ngọt đậm vừa béo ngậy vô cùng thu hút loài cá ham ăn, hung dữ. Bạn nên ưu tiên chọn những con cá đối còn tươi, sống rồi móc vào lưỡi câu thả xuống nước. Do cá vược là giống săn mồi nên chúng sẽ mai phục con mồi tại vị trí rậm rạp nhiều câu cối. Do vậy, chỉ cần mắc mồi chắc chắn và đợi chờ ở kênh đào, cửa sông là có thể chinh phục được cá vược.

 

QC

Bên trên