Theo nghiên cứu từ các nhóm chuyên gia Thụy Điển và Italy, các kháng thể chống nCoV ở người khỏi Covid-19 có sự suy giảm mạnh sau 6-15 tháng. Những người từng mắc Covid-19 và khỏi bệnh trong hệ miễn dịch sẽ có sẵn kháng thể chống lại nCoV. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không tồn tại mãi mãi.
Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia của Thụy Điển, Italy đăng tải trên bioRxiv (đang chờ phản biện) đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề kháng thể tự nhiên ở F0 khỏi Covid-19 có hiệu lực bao lâu. Sau bao lâu người khỏi bệnh có thể tái nhiễm nCoV.
Kháng thể tự nhiên suy giảm nhanh
Nhóm tác giả theo dõi phản ứng miễn dịch thích ứng từ những F0 từng điều trị Covid-19. Họ đến từ Thụy Điển và Italy, trước đó có phản ứng miễn dịch thích ứng lâu dài với nCoV chủng G614 trong 15 tháng. Các mức độ kháng thể cụ thể và hiệu giá kháng thể trung hòa đã được đánh giá dựa trên những biến chủng đáng quan tâm (VOC).
Nghiên cứu thu thập 188 mẫu huyết thanh học hoặc huyết tương thu thập từ 136 bệnh nhân (98 người từ Italy, 38 người từ Thụy Điển). Những người này mắc bệnh trong tình trạng từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, nhóm cũng lấy 108 mẫu huyết tương của người không mắc Covid-19 để đối chứng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi phản ứng kháng thể đạt đỉnh, globulin miễn dịch chống RBD (Ig) M và IgA tăng lên lần lượt 77% và 85% ở bệnh nhân khỏi Covid-19. Song, chúng nhanh chóng sụt giảm sau 1-3 tháng. Sau 6-15 tháng, các chỉ số còn khoảng 4,5%-11% ở các bệnh nhân.
Thành viên vệ binh New York, Mỹ, kiểm tra người ra, vào một địa điểm tham quan ở New Rochelle. Ảnh: Sgt. Amouris Coss.
Trong khi đó, các protein kháng S IgM và IgA được phát hiện lần lượt ở 88% và 90% bệnh nhân đã hồi phục được 15-28 ngày. Nhưng tương tự nhóm trên, sau 6-15 tháng, lượng protein kháng thể này chỉ còn dưới 23%.
Từ kết quả này, nhóm tác giả tính toán thời gian suy giảm kháng thể IgM đặc hiệu RBD và S tương ứng là 55, 65 ngày, với kháng thể IgA đặc hiệu RBD và S là 56, 55 ngày.
Trong khi đó, kháng thể IgG tăng lên ở 94% người tham gia tại thời điểm 15-28 ngày khỏi bệnh. Hiệu giá trung bình giảm dần, chỉ còn 25% sau 6 tháng. Trong vòng 15 tháng tiếp theo, chúng ổn định ở mức này. Thời gian suy giảm kháng thể là 113-134 ngày ở những bệnh nhân mắc Covid-19 trong tình trạng từ nhẹ đến trung bình, ngắn hơn so với các F0 trở nặng, nguy kịch.
Ngoài ra, hiệu giá kháng thể IgG đặc biệt RBD và S trong huyết tương giữ nguyên sau 6 tháng mắc bệnh ở người đã tiêm vaccine. Thời gian đo là sau 14-35 ngày tiêm một liều vaccine Covid-19. Sau hai liều tiêm, mức kháng thể tăng mạnh và đạt đỉnh.
Nhóm chuyên gia cũng phát hiện các kháng thể chống nCoV sau 9-15 tháng không còn độ nhạy như ban đầu, phần lớn nó vẫn chống được các biến chủng, nhưng tỷ lệ thấp hơn với Gamma. Khả năng duy trì kháng thể chống lại các biến chủng như Dela, Gamma, Beta chỉ được tối đa 15 tháng sau khi nhiễm nCoV.
Tế bào T cũng có sự suy giảm đáng kể theo thời gian ở những bệnh nhân khỏi Covid-19. Nồng độ của T đạt đỉnh ở tháng thứ 3-6 sau khi F0 nhiễm bệnh và giảm đáng kể từ tháng thứ 12-15.
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả kết luận các kháng thể chống nCoV tồn tại được tối đa 15 tháng ở cơ thể người mắc Covid-19 và suy giảm nhanh trước biến chủng Delta, Alpha. Trong khoảng thời gian 6-15 tháng, nguy cơ tái mắc Covid-19 là có thể xảy ra, nhưng không phải trên tất cả bệnh nhân.
Người khỏi Covid-19 vẫn cần tiêm vaccine
để “bổ sung” kháng thể
Các kháng thể trung hòa đặc hiệu với nCoV như anti-S, anti-RBD rất cần thiết cho quá trình trung hòa, đào thải virus. Mặc dù kháng thể tự nhiên suy giảm sau vài tháng, nhóm tác giả cho hay ở một số bệnh nhân, kháng thể IgG đặc biệu có thể tồn tại trong thời gian rất dài. Do đó, không phải tất cả F0 khỏi Covid-19 đều bị tái nhiễm nCoV.
Trước dự án của nhóm chuyên gia Thụy Điển, Italy, nghiên cứu do CDC công bố ngày 6/8 cũng nhấn mạnh những người chưa được tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 2,34 lần so với nhóm đã chích ngừa.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Sĩ, nguy cơ tái nhiễm của người đã bị mắc Covid-19 cũng rất thấp, ít hơn nhóm chưa nhiễm khoảng 11 lần. Các tác giả cũng thận trọng đưa ra nhận định là nhóm người đã bị nhiễm virus tự nhiên có khả năng kháng lại việc tái nhiễm ít nhất trong 8 tháng.
Năm 2020, một nghiên cứu được thực hiện ở Lombardy (Italy), họ quan sát những người đã nhiễm và chưa nhiễm virus SARS-CoV-2 (kiểm tra bằng xét nghiệm RT-PCR) trong cộng đồng tại làn sóng dịch đầu tiên (khoảng từ tháng 2 tới tháng 7 năm 2020). Nghiên cứu này được thực hiện trên khoảng 15.000 người, theo dõi cho đến hết ngày 28/2.
Người được coi là bị tái nhiễm khi họ ghi nhận dương tính sau hơn 90 ngày kể từ lần cuối xét nghiệm âm tính (sau khi hồi phục bệnh Covid-19). Kết quả cho thấy trong hơn 1.579 người đã bị nhiễm virus, chỉ có 5 người bị tái nhiễm (tỷ lệ 0,31%), trong đó một trường phải điều trị ở bệnh viện.
Ở nhóm người chưa bị nhiễm (13.496 người), 528 người được phát hiện bị nhiễm virus sau đó (tỷ lệ 3,9%). Kết quả nghiên cứu cho ta thấy 2 nhóm người này ở trong cùng một điều kiện, nhóm đã mắc bệnh Covid-19 xác suất xảy ra tái nhiễm là rất thấp, ít hơn khoảng 12,5 lần so với trường hợp chưa nhiễm. Bên cạnh đó, khả năng bảo vệ của miễn dịch tự nhiên này có thể kéo dài ít nhất là một năm.
Các kết quả nghiên cứu khoa học nói trên cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến một năm hoặc hơn.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh vaccine Pizer, AstraZeneca kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, trở nặng ở người nhiễm biến chủng Delta. Ngoài ra, ngay cả khả năng miễn dịch tự nhiên cũng không bảo vệ bệnh nhân khỏi sự tái nhiễm Delta hoặc chủng VOC khác.
Do đó, nhóm chuyên gia ở Thụy Điển và Italy nhấn mạnh nguy cơ tái mắc Covid-19 ở các F0 khỏi bệnh là rất thấp, song họ vẫn cần tiêm vaccine Covid-19 như những nhóm dân số khác. Các kết quả này củng cố thêm quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy một người từng mắc Covid-19 trước đó vẫn có khả năng cao sẽ tái nhiễm.
Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia của Thụy Điển, Italy đăng tải trên bioRxiv (đang chờ phản biện) đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề kháng thể tự nhiên ở F0 khỏi Covid-19 có hiệu lực bao lâu. Sau bao lâu người khỏi bệnh có thể tái nhiễm nCoV.
Kháng thể tự nhiên suy giảm nhanh
Nhóm tác giả theo dõi phản ứng miễn dịch thích ứng từ những F0 từng điều trị Covid-19. Họ đến từ Thụy Điển và Italy, trước đó có phản ứng miễn dịch thích ứng lâu dài với nCoV chủng G614 trong 15 tháng. Các mức độ kháng thể cụ thể và hiệu giá kháng thể trung hòa đã được đánh giá dựa trên những biến chủng đáng quan tâm (VOC).
Nghiên cứu thu thập 188 mẫu huyết thanh học hoặc huyết tương thu thập từ 136 bệnh nhân (98 người từ Italy, 38 người từ Thụy Điển). Những người này mắc bệnh trong tình trạng từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, nhóm cũng lấy 108 mẫu huyết tương của người không mắc Covid-19 để đối chứng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi phản ứng kháng thể đạt đỉnh, globulin miễn dịch chống RBD (Ig) M và IgA tăng lên lần lượt 77% và 85% ở bệnh nhân khỏi Covid-19. Song, chúng nhanh chóng sụt giảm sau 1-3 tháng. Sau 6-15 tháng, các chỉ số còn khoảng 4,5%-11% ở các bệnh nhân.
Thành viên vệ binh New York, Mỹ, kiểm tra người ra, vào một địa điểm tham quan ở New Rochelle. Ảnh: Sgt. Amouris Coss.
Trong khi đó, các protein kháng S IgM và IgA được phát hiện lần lượt ở 88% và 90% bệnh nhân đã hồi phục được 15-28 ngày. Nhưng tương tự nhóm trên, sau 6-15 tháng, lượng protein kháng thể này chỉ còn dưới 23%.
Từ kết quả này, nhóm tác giả tính toán thời gian suy giảm kháng thể IgM đặc hiệu RBD và S tương ứng là 55, 65 ngày, với kháng thể IgA đặc hiệu RBD và S là 56, 55 ngày.
Trong khi đó, kháng thể IgG tăng lên ở 94% người tham gia tại thời điểm 15-28 ngày khỏi bệnh. Hiệu giá trung bình giảm dần, chỉ còn 25% sau 6 tháng. Trong vòng 15 tháng tiếp theo, chúng ổn định ở mức này. Thời gian suy giảm kháng thể là 113-134 ngày ở những bệnh nhân mắc Covid-19 trong tình trạng từ nhẹ đến trung bình, ngắn hơn so với các F0 trở nặng, nguy kịch.
Ngoài ra, hiệu giá kháng thể IgG đặc biệt RBD và S trong huyết tương giữ nguyên sau 6 tháng mắc bệnh ở người đã tiêm vaccine. Thời gian đo là sau 14-35 ngày tiêm một liều vaccine Covid-19. Sau hai liều tiêm, mức kháng thể tăng mạnh và đạt đỉnh.
Nhóm chuyên gia cũng phát hiện các kháng thể chống nCoV sau 9-15 tháng không còn độ nhạy như ban đầu, phần lớn nó vẫn chống được các biến chủng, nhưng tỷ lệ thấp hơn với Gamma. Khả năng duy trì kháng thể chống lại các biến chủng như Dela, Gamma, Beta chỉ được tối đa 15 tháng sau khi nhiễm nCoV.
Tế bào T cũng có sự suy giảm đáng kể theo thời gian ở những bệnh nhân khỏi Covid-19. Nồng độ của T đạt đỉnh ở tháng thứ 3-6 sau khi F0 nhiễm bệnh và giảm đáng kể từ tháng thứ 12-15.
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả kết luận các kháng thể chống nCoV tồn tại được tối đa 15 tháng ở cơ thể người mắc Covid-19 và suy giảm nhanh trước biến chủng Delta, Alpha. Trong khoảng thời gian 6-15 tháng, nguy cơ tái mắc Covid-19 là có thể xảy ra, nhưng không phải trên tất cả bệnh nhân.
Người khỏi Covid-19 vẫn cần tiêm vaccine
để “bổ sung” kháng thể
Các kháng thể trung hòa đặc hiệu với nCoV như anti-S, anti-RBD rất cần thiết cho quá trình trung hòa, đào thải virus. Mặc dù kháng thể tự nhiên suy giảm sau vài tháng, nhóm tác giả cho hay ở một số bệnh nhân, kháng thể IgG đặc biệu có thể tồn tại trong thời gian rất dài. Do đó, không phải tất cả F0 khỏi Covid-19 đều bị tái nhiễm nCoV.
Trước dự án của nhóm chuyên gia Thụy Điển, Italy, nghiên cứu do CDC công bố ngày 6/8 cũng nhấn mạnh những người chưa được tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 2,34 lần so với nhóm đã chích ngừa.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Sĩ, nguy cơ tái nhiễm của người đã bị mắc Covid-19 cũng rất thấp, ít hơn nhóm chưa nhiễm khoảng 11 lần. Các tác giả cũng thận trọng đưa ra nhận định là nhóm người đã bị nhiễm virus tự nhiên có khả năng kháng lại việc tái nhiễm ít nhất trong 8 tháng.
Năm 2020, một nghiên cứu được thực hiện ở Lombardy (Italy), họ quan sát những người đã nhiễm và chưa nhiễm virus SARS-CoV-2 (kiểm tra bằng xét nghiệm RT-PCR) trong cộng đồng tại làn sóng dịch đầu tiên (khoảng từ tháng 2 tới tháng 7 năm 2020). Nghiên cứu này được thực hiện trên khoảng 15.000 người, theo dõi cho đến hết ngày 28/2.
Người được coi là bị tái nhiễm khi họ ghi nhận dương tính sau hơn 90 ngày kể từ lần cuối xét nghiệm âm tính (sau khi hồi phục bệnh Covid-19). Kết quả cho thấy trong hơn 1.579 người đã bị nhiễm virus, chỉ có 5 người bị tái nhiễm (tỷ lệ 0,31%), trong đó một trường phải điều trị ở bệnh viện.
Ở nhóm người chưa bị nhiễm (13.496 người), 528 người được phát hiện bị nhiễm virus sau đó (tỷ lệ 3,9%). Kết quả nghiên cứu cho ta thấy 2 nhóm người này ở trong cùng một điều kiện, nhóm đã mắc bệnh Covid-19 xác suất xảy ra tái nhiễm là rất thấp, ít hơn khoảng 12,5 lần so với trường hợp chưa nhiễm. Bên cạnh đó, khả năng bảo vệ của miễn dịch tự nhiên này có thể kéo dài ít nhất là một năm.
Các kết quả nghiên cứu khoa học nói trên cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến một năm hoặc hơn.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh vaccine Pizer, AstraZeneca kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, trở nặng ở người nhiễm biến chủng Delta. Ngoài ra, ngay cả khả năng miễn dịch tự nhiên cũng không bảo vệ bệnh nhân khỏi sự tái nhiễm Delta hoặc chủng VOC khác.
Do đó, nhóm chuyên gia ở Thụy Điển và Italy nhấn mạnh nguy cơ tái mắc Covid-19 ở các F0 khỏi bệnh là rất thấp, song họ vẫn cần tiêm vaccine Covid-19 như những nhóm dân số khác. Các kết quả này củng cố thêm quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy một người từng mắc Covid-19 trước đó vẫn có khả năng cao sẽ tái nhiễm.