Mồi câu cá lăng đơn giản câu đâu dính đó

minh minh

Active member
USD
0$
Cách làm mồi câu cá lăng có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu tươi ngon hay không, cách chế biến có đúng hay không và thời gian ủ có đạt chuẩn. Dù là cần thủ chuyên nghiệp hay người đam mê câu cá mới vào nghề đều hoàn toàn áp dụng những công thức sau đây để chinh phục cá lăng. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích giúp chuyến đi câu thêm phần thành công.


Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của cá lăng​


Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi câu, cần thủ cần hiểu rõ đặc tính của cá lăng, hình thái như thế nào, phân loại từng giống, thức ăn yêu thích và cả địa điểm thời gian câu thích hợp.


Cá lăng là loài cá như thế nào?​


Cá lăng là giống cá nước ngọt còn có tên gọi khác là Bagridae. Đây là loài cá thuộc giống da trơn, không vảy có xuất xứ từ khu vực châu Phi và châu Á. Hình dạng và kích thước của cá lăng vô cùng đa dạng, trong đó họ cá lăng có tổng 245 loài. Dù cá lăng nhỏ hay lớn đều được con người tận dụng chế biến thành những món ăn ngon bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt các quốc gia châu Á rất yêu thích món ăn từ cá lăng.


Cá lăng là loài cá như thế nào



Để nhận biết được cá lăng thì cần thủ cần nắm rõ các đặc điểm hình thái. Đầu tiên, toàn bộ thân của cá lăng không có vảy, phủ ngoài bằng một lớp nhờn nhớt. Ở lưng cấu tạo một gai phía trước, mình cá lăng thuôn dài, đầu có đến bốn cọng râu khá dài và đầu hơi dẹt. Trọng lượng trung bình của cá lăng từ 10kg đến 39kg (xuất hiện ở những con trưởng thành), còn chiều dài thân đạt 1,5m. Thực chất cân nặng của cá lăng không có chuẩn mực nào cụ thể vì còn phụ thuộc vào loài, môi trường sống, thời gian sống.


Sẽ không có gì bất ngờ nếu bạn bắt gặp một con cá lăng nặng tới 100kg. Tại Việt Nam, cá lăng được nuôi phổ biến chủ yếu là cá lăng đuôi đỏ, cá lăng trắng, cá lăng chấm và cá lăng vàng. Nếu cần thủ muốn tận mắt nhìn thấy một chú cá lăng nặng kí thì có thể trổ tài câu của mình, chinh phục giới hạn bản thân. Tuy nhiên một số người chưa có kinh nghiệm vẫn nhầm lẫn cá trê với cá lăng.
Có lẽ là do hai loài cá này đều thuộc dòng da trơn, đầu dẹp, bốn râu, sống dưới nước, thích ao bùn và đầm lầy. Điểm để nhận dạng cá lăng với cá trê chính là màu sắc, cấu tạo đuôi và đầu. Màu sắc cá lăng sáng hơn so với cá trê, phần đuôi cá trê không chia cánh. Miệng cá trê trề, màu đầu đen hơn cá lăng. Khi đi câu chỉ cần chú ý quan sát là nhận ra được ngay.


Phân loại rõ từng giống cá lăng​


Để phân biệt cá lăng hoa, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng vàng thì chỉ cần dựa trên hình thái bên ngoài và khu vực phân bố:


  • Cá lăng hoa: phân bố chủ yếu ở các sông lớn các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Lô, sông Đà. Nói chung nhánh sông nào lớn thì sẽ có cá lăng hoa sinh sống. Trọng lượng tối đa của cá từ 40kg đến 50kg, thân hình không vảy, da trơn, nổi bật các đốm đen.

Cá lăng là loài cá như thế nào

  • Cá lăng đuôi đỏ: còn gọi là cá lăng chiên, sống tại các vùng nước ngọt khắp nước ta nhưng phổ biến nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Đuôi cá màu đỏ, khi trưởng thành dài 1,5m nặng 30kg, vây lớn, thuộc dòng kích thước “khủng”nhất trong họ.
  • Cá lăng vàng: sống ở hạ lưu sông tỉnh Phú Thọ, sống ở đầm lầy. Đặc điểm nhận dạng là thân hình phủ ngoài lớp da vàng bóng kèm theo lớp nhờn nhớt. Nhất là khi chế biến thành món ăn, cá lăng vàng nhiều nạc, thịt ngọt thanh, không nhiều xương dăm.

Địa điểm và thời gian thích hợp đi câu cá lăng​


Môi trường sống yêu thích nhất của cá lăng chính là các vùng nước lợ, nước ngọt phổ biến như ao, hồ, sông, suối. Phần lớn cá lăng phát triển và sinh trưởng ở tầng nước đáy, nơi đọng nhiều bùn và phù sa. Và hơn thế, nước đáy hồ thường tĩnh lặng và chảy chậm. Cá lăng là giống ăn tạp, thức ăn phong phú và không bị giới hạn: tôm nhỏ, cá nhỏ, cua nhỏ, côn trùng ở mặt nước hay ấu trùng sinh sống dưới nước.
Thời gian từ tháng 7 cho tới tháng 8 âm lịch, cá lăng có tập tính đẻ trứng hàng loạt, tìm những vị trí rừng ngập nước hoặc bụi cây dưới nước để sinh sản. Khoảng 3 ngày sau khi đẻ, trứng dần dần nở thành cá lăng con, tiếp tục trưởng thành ngay tại khu vực cá mẹ sinh. Còn từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch (tức 3 đến 4 tháng sau), cá bắt đầu di chuyển ra sông lớn hoặc các vùng nước sâu hơn kiếm ăn và sinh tồn.
Cá lăng thích sống sạch, nếu nuôi cá lăng trong ao thì chúng sẽ trú ẩn ở nơi nhiều giá, bắt mồi về đêm. Cá sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện nước có độ pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5. Cá không có cơ quan hô hấp phụ nên cần lượng oxy hòa tan cao, nuôi bè đạt hiệu quả cao hơn nuôi ao. Từ đó có thể rút ra vài điều:


  • Chọn câu cá lăng ở vị trí lùm cây, rong rêu xum xuê ở dưới nước
  • Do đặc tính trú ẩn ban ngày, hoạt động ban đêm nên đi câu cá lăng vào chiều muộn hoặc ban đêm, lúc ánh sáng yếu
  • Các loại thức ăn yêu thích của cá lăng​


    Cá lăng có hàm răng chắc khỏe, tập tính ẩn nấp rình mồi, chui rúi tìm thức ăn nên chúng có thể ăn nhiều loại khác nhau:

    • Thức ăn công nghiệp: dễ dàng mua ở cửa hàng cám công nghiệp thủy sản
    • Thức ăn tươi sống: các loài giáp xác nhỏ (tép, tôm, cua, cá rô phi). Tôm tép thả trực tiếp được nhưng cá cần qua chế biến làm sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
    • Thức ăn tự làm: thực chất các công thức cách làm mồi câu cá lăng cũng không phải ít nhưng để đạt hiệu quả cao bạn cần tuân thủ từng bước cũng như kinh nghiệm của cần thủ chuyên nghiệp.
    • Giúp chuyến đi câu của mình đạt hiệu quả cao, các bạn nên áp dụng một trong những công thức sau đây, chủ yếu là các nguyên liệu dễ mua dễ tìm như: thịt heo, gan lợn, lòng gà, mực, mắm tôm, các loại cá,…


      Cách làm mồi câu cá lăng mà ai cũng nên biết​


      Đây là phương pháp làm mồi câu cá lăng “làm dâu trăm họ” dành cho nhiều giống cá lăng khác nhau, vô cùng dễ thực hiện.


      Cách làm mồi câu cá lăng bằng lòng lợn​


      Đối với những cần thủ mới vào nghề thì cách làm mồi câu cá lăng bằng lòng lợn khá đơn giản. Không chỉ vậy, nguyên liệu này còn có độ nhạy cao, bắt cá cực nhanh khiến bạn thích thú ngay buổi đi câu đầu tiên. Cần chuẩn bị thành phần sau:

      • Lòng lợn: 1kg
      • Tóp mỡ: 300g
      • Giun hổ: 300g
      • Mối: 200g
      • Bông gòn
      • Hàn the: 50g
 
Bên trên