CÁCH CÂU CÁ LÓC MÙA ĐÔNG

minh minh

Active member
USD
0$
Tác động khách quan ( thời tiết, thiên nhiên): - Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ dước 15 độ C thì chúng ta không nên đi câu, vì ở nhiệt độ này con lóc nói riêng và các
loại cá nói chung chỉ tìm nơi tránh rét, hơn nữa ở mang và vẩy con lóc sẽ tiết ra một lượng chất chống rét nên nó không di chuyển mà chỉ nằm yên một chỗ ( nơi kín nhất). Nó ẩn nấp trong các bụi rậm, hóc đá, thậm chí có chú lóc chui xuống bùn ngủ vùi, lâu lâu mới ngoi lên thở mà thôi, do vậy những nơi này chúng ta không thể rê con mồi qua được vì sẽ vướng. Mặt khác, con lóc nhịn đói rất tốt, nó nhịn ăn từ 10- 15 ngày mà không hề hấn gì. Lúc này nếu nó có muốn ăn thì chúng lại chờ “ Cơm và vô miệng”, nghĩa là nó cứ nằm yên một chỗ khi nào có con côn trùng nào vô tình đi qua trước miệng thì nó “ bụp”, nhưng được thì ăn, còn không được thì thôi chứ chúng cũng không đuổi theo miếng mồi. Thêm nữa, vì trời rét nên cảnh vật dưới nước của thế giới thủy vật cũng không mấy vui tươi, các loại cá và côn trùng nước cũng như con người chúng ta phải tìm nơi tránh rét và việc ăn uống cũng rất hạn chế
trời nắng ấm, thời tiết tốt thì các chú lóc mới tung tăng đi dạo và đi tìm mồi, thậm chí có từng nhóm vài ba chú lóc cùng rủ nhau đi săn mồi ( thường xảy ra hiện tượng khi ta rê mồi có hai đến 3 chú lóc cùng tranh nhau). Hơn nữa khi thời tiết đẹp thì các chú lóc thanh niên cũng dẫn người yêu đi dạo, hay đi ăn kem, uống cà phê và những chú nhái mà ta rê qua là món ăn ngon để các chú lóc thanh niên dành đãi người yêu…và như thế chúng nó lại bị ta bắt bỏ vô bao… he he… - Mưa: Con lóc vẫn ăn mồi lúc trời mưa, nhưng với những lúc mưa giông mùa hè, hay mưa giao mùa. Còn mưa như những ngày lạnh rét hiện tại của chúng ta đây thì con lóc ít ăn mồi hơn ( đến 95% là không ăn mồi). Mưa bất chợt vào mừa hè tạo không khí mát mẽ, cây cối sinh trưởng và cảnh vật thanh tao hơn...do vậy cũng như con người chúng ta, con lóc cũng ưa thích thời tiết này và cũng dễ ăn mồi, thậm chí
ăn no vẫn cố ăn tiếp. Một hạn chế khác về câu cá lóc trong tời tiết mưa lạnh là đường rê không được như ý, dây cước hay vướng ( mắc ) vào cần câu, cảm giác ở trong ta không được thoải mái
Gió: Khi trời có gió làm mặt hồ gợn sóng mạnh, ngoài việc đường rê không xa, thì ta không thấy con lóc thở và con lóc cũng hạn chế tầm nhìn với con mồi ( tầm nhìn xa hạn chế). Mặt khác sóng sẽ phản xạ làm con mồi như là con vật đang hung hăng và 1 con thành hai ba con nên chú lóc cũng sợ. Cũng như trời lạnh, khi có gió thì con lóc cũng tìm nơi để tránh ( như ta đóng cửa nhà ) nên cũng không thấy mồi và cũng không muốn ăn mồi. Nhìn chung, 3 tác động khách quan trên dẫn đến con lóc không ăn mồi khoặc lười ăn mồi trong những ngày mùa đông. Do vậy, khi thời tiết xấu thì ta nên ở nhà làm công việc khác, dẫu có buồn bã hay tay chân ngứa ngáy đến mấy! 1. Tác động chủ quan
Chọn điểm câu: Trời mùa đông lạnh rét nên con lóc thường vào những bụi cây rậm đổ xuống mặt nước, những đám rong dày đặc hay những hốc đá để tránh, do vậy khi đi câu ta nên chọn những điểm có đặc điểm trên để rê mồi. - Đường rê: Khi đã chọn được điểm câu ưng ý, ta nên cho đường rê đi chậm lại, càng chậm càng tốt và cho con mồi đi chìm, mặt khác ta nên lắc lắc
nhẹ con mồi để gây tiếng động cho con lóc chú ý. Vì lúc này con lóc đang nằm trong đám rong dày đặc nên rê mồi chậm và lắc mồi sẽ tạo sự chú ý của chú lóc. Mặt khác, con mồi lắc lắc như thế giống như khiêu khích nên con lóc tức giận lao ra đớp mồi ( ở thủy giới, cá lóc là loài cá dữ nhất, tạp ăn nhất và nhiều lúc đớp mồi không phải vì đó
Cảm giác: Ta phải hiểu rằng khi mùa đông rét, gió, mưa và nhiệt độ dưới 15 độ C thì ta nên ở nhà đắp chăn nằm ngủ. ( mà muốn biết được như thế thì phải có kinh nghiệm qua nhiều năm câu cá lóc ). Thế thôi! Ha ha… Vài ý ngắn qua kinh nghiệm của những năm tháng theo con lóc của mình, tôi viết lên đây để bà con dân câu cá lóc đọc cho vui. Thế thôi, chứ không phải là bài giảng về câu cá lóc, cũng không phải là kinh nghiệm để bà con tham khảo…Chúc mọi người năm mới vui khỏe, hạnh phúc
 
Bên trên